Gã liều thách đấu heo Mỹ
- Thứ tư - 12/03/2014 20:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong khi “cả làng heo Việt” đang lúng túng trước việc Việt Nam thực thi hiệu lực của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2015 và sắp ký Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì có một nông dân nhập 250 con heo “cụ kỵ” từ Mỹ về để nhân giống!
Khi phóng viên hỏi nhận định thế nào về động thái anh Nguyễn Tấn Hậu -Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do bỏ ra 300.000 USD để nhập về 250 con heo giống “cụ kỵ” từ Mỹ trong khi tình hình chăn nuôi heo trong nước đang “rối bời bời”(?), ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, gãi đầu cười tủm tủm: “Hắn quá liều!”.
Đem trang trại thế chấp lấy đàn heo
Sau vài lần hẹn cuối cùng tôi cũng được anh Hậu cho xem đàn heo “cụ kỵ” vừa nhập về từ Mỹ có độ tuổi từ 7-9 tháng. 252 con heo này gồm các giống heo nổi tiếng của thế giới gồm: Duroc Jersey, Yorshine và Laudrace. Đích thân anh Hậu sang Mỹ và đi hàng trăm km giữa 2 trại giống mới tìm được số heo giống “cụ kỵ” này. Nhìn đàn heo ủn ỉn ăn, rồi nhìn vẻ mặt tự hào của anh Hậu có thể nói anh rất hãnh diện về đàn heo giống “đỉnh” này.
Anh Hậu cho biết để có được số heo giống này anh phải mất hơn cả năm giao dịch, thậm chí anh phải gán luôn trại heo kính mới xây hơn 20 tỷ cho ngân hàng. “Tôi tham gia Chương trình GMS (Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ) để mua heo giống của Mỹ. Để thực hiện điều này tôi phải thế chấp trang trại heo kính mới xây dựng cho một ngân hàng Việt Nam để mở L/C nhập khẩu (thanh toán tín dụng thư)” - anh Hậu cho biết.
Theo anh Hậu, gia đình anh làm nghề nhân giống heo đã hơn 20 năm. Từ khi nhận đàn heo bàn giao từ bố, anh Hậu đã nhận thấy cần phải cải tạo đàn heo nái (1.200 con) để nâng chất lượng sinh sản của đàn heo trong thời kỳ chăn nuôi mới. Hiện mỗi tháng trang trại heo của anh bán ra thị trường khoảng 300-400 con heo giống. Mỗi con heo nái của trại có thể đẻ 12 con/lứa (trung bình ở Việt Nam là 8-9 con/lứa). Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng với chất lượng nái sinh sản như thế. Theo anh Hậu, để đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế lúc này một con nái phải đẻ 14-16 con/lứa và mỗi năm đẻ 2,5 lứa/nái. Để làm điều này anh Hậu hy vọng vào số heo giống vừa nhập từ Mỹ với chất lượng siêu đẻ, siêu nạc. Hiện số heo này đang được nuôi trong nhà kính với nhiệt độ tương tự như ở Mỹ (24 độ C).
“Cuối năm tôi sẽ trả hết nợ”
“Nhiều anh em nuôi heo bảo tôi liều khi bỏ ra 300.000 USD nhập heo giống trong khi tình hình chăn nuôi quá rối ren. Tôi thì lại nghĩ khác. Tôi tính nếu thuận buồm, xuôi mái như hiện nay thì đến cuối năm tôi sẽ trả hết nợ số heo này”- anh Hậu khẳng định.
Thật ra, nếu đúng như cách anh Hậu tính thì cuộc chơi này đối với anh… quá dễ. Theo đó, từ đàn heo giống “cụ, kỵ” này cuối năm anh sẽ có hơn 1.000 con heo giống “cụ, kỵ” khác. “Tôi tính, nếu chỉ cần bán 300 con heo nái giống trong số này, mỗi con 20 triệu đồng, thì tôi cũng đã có 6 tỷ đồng trả nợ. Nếu không bán mà thay đàn heo nái cũ trong trại rồi đem đi bán lại thì tôi cũng có khoảng 4 tỷ đồng”- anh Hậu cho biết. Đấy là anh chưa tính bán số heo nọc, và thậm chí bản quyền (6-8 triệu đồng trên mỗi con heo giống). Theo anh Hậu, nuôi heo phải luôn lo trước đầu ra. Hiện trang trại heo của anh bán toàn bộ heo thịt cho Công ty Vissan còn heo giống thì bán cho nông dân nên gần như trang trại không… tồn kho.
Khi nghe tôi hỏi có lo không khi sắp tới ngành chăn nuôi trong nước sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn? Anh Hậu cười tỉnh bơ: “Hãy xem như đây là chuyện phải đến. Phải dựa lưng vào tường thì bà con chăn nuôi mới tiến lên. Lâu nay heo đẻ mỗi lứa 7-8 con là bà con đã tự bằng lòng. Giờ muốn tồn tại thì bà con phải nuôi heo đẻ được 14-16 con/lứa. Khi đàn heo tăng trọng tốt, ít chết và sinh sản tốt thì yên tâm mà cạnh tranh”. Vả lại, theo anh Hậu, chưa hẳn là khi thực hiện cam kết WTO hay tham gia TPP là ngành chăn nuôi heo Việt Nam… “hết cửa”. “Việt Nam không tự sản xuất được xe hơi mà chỉ có lắp ráp, thế mà các công ty vẫn sống. Vậy mà, con heo bà con sản xuất được lại sợ phá sản. Thật quá khôi hài!”- anh Hậu bức xúc.
Anh Hậu cũng cho biết trong số các nước có khả năng xuất heo sang Việt Nam thì đáng gườm nhất là Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng chủ yếu là xuất giống và một phần là thịt đông lạnh. Theo anh Hậu, ai sợ thịt heo Mỹ chứ anh… chấp luôn! Thị trường Việt Nam còn lâu mới quen loại thịt heo đông lạnh. Người Việt Nam đã quen thịt heo vừa móc hàm còn nóng hổi. Trong khi đó, để sản xuất một số thực phẩm các công ty sản xuất thực phẩm phải lấy thịt heo tươi.
Tất nhiên, anh Hậu cũng cho rằng ngành chức năng cần phải có “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước còn quá yếu kém, lạc hậu và nhỏ lẻ… trước “biển lớn”.
Đem trang trại thế chấp lấy đàn heo
Sau vài lần hẹn cuối cùng tôi cũng được anh Hậu cho xem đàn heo “cụ kỵ” vừa nhập về từ Mỹ có độ tuổi từ 7-9 tháng. 252 con heo này gồm các giống heo nổi tiếng của thế giới gồm: Duroc Jersey, Yorshine và Laudrace. Đích thân anh Hậu sang Mỹ và đi hàng trăm km giữa 2 trại giống mới tìm được số heo giống “cụ kỵ” này. Nhìn đàn heo ủn ỉn ăn, rồi nhìn vẻ mặt tự hào của anh Hậu có thể nói anh rất hãnh diện về đàn heo giống “đỉnh” này.
Anh Hậu cho biết để có được số heo giống này anh phải mất hơn cả năm giao dịch, thậm chí anh phải gán luôn trại heo kính mới xây hơn 20 tỷ cho ngân hàng. “Tôi tham gia Chương trình GMS (Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ) để mua heo giống của Mỹ. Để thực hiện điều này tôi phải thế chấp trang trại heo kính mới xây dựng cho một ngân hàng Việt Nam để mở L/C nhập khẩu (thanh toán tín dụng thư)” - anh Hậu cho biết.
Anh Nguyễn Tấn Hậu (bên phải) đang chọn heo giống tại trang trại heo giống Mỹ.
Theo anh Hậu, gia đình anh làm nghề nhân giống heo đã hơn 20 năm. Từ khi nhận đàn heo bàn giao từ bố, anh Hậu đã nhận thấy cần phải cải tạo đàn heo nái (1.200 con) để nâng chất lượng sinh sản của đàn heo trong thời kỳ chăn nuôi mới. Hiện mỗi tháng trang trại heo của anh bán ra thị trường khoảng 300-400 con heo giống. Mỗi con heo nái của trại có thể đẻ 12 con/lứa (trung bình ở Việt Nam là 8-9 con/lứa). Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng với chất lượng nái sinh sản như thế. Theo anh Hậu, để đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế lúc này một con nái phải đẻ 14-16 con/lứa và mỗi năm đẻ 2,5 lứa/nái. Để làm điều này anh Hậu hy vọng vào số heo giống vừa nhập từ Mỹ với chất lượng siêu đẻ, siêu nạc. Hiện số heo này đang được nuôi trong nhà kính với nhiệt độ tương tự như ở Mỹ (24 độ C).
“Cuối năm tôi sẽ trả hết nợ”
“Nhiều anh em nuôi heo bảo tôi liều khi bỏ ra 300.000 USD nhập heo giống trong khi tình hình chăn nuôi quá rối ren. Tôi thì lại nghĩ khác. Tôi tính nếu thuận buồm, xuôi mái như hiện nay thì đến cuối năm tôi sẽ trả hết nợ số heo này”- anh Hậu khẳng định.
Thật ra, nếu đúng như cách anh Hậu tính thì cuộc chơi này đối với anh… quá dễ. Theo đó, từ đàn heo giống “cụ, kỵ” này cuối năm anh sẽ có hơn 1.000 con heo giống “cụ, kỵ” khác. “Tôi tính, nếu chỉ cần bán 300 con heo nái giống trong số này, mỗi con 20 triệu đồng, thì tôi cũng đã có 6 tỷ đồng trả nợ. Nếu không bán mà thay đàn heo nái cũ trong trại rồi đem đi bán lại thì tôi cũng có khoảng 4 tỷ đồng”- anh Hậu cho biết. Đấy là anh chưa tính bán số heo nọc, và thậm chí bản quyền (6-8 triệu đồng trên mỗi con heo giống). Theo anh Hậu, nuôi heo phải luôn lo trước đầu ra. Hiện trang trại heo của anh bán toàn bộ heo thịt cho Công ty Vissan còn heo giống thì bán cho nông dân nên gần như trang trại không… tồn kho.
"Từ lâu tôi rất tâm huyết làm giống heo. Việc tôi nhập giống heo trong thời buổi này đã nói lên điều đó. Một thời gian ngắn nữa thôi tôi sẽ tung heo giống từ đàn heo nhập về để phục vụ bà con nông dân”. |
Anh Hậu cũng cho biết trong số các nước có khả năng xuất heo sang Việt Nam thì đáng gườm nhất là Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng chủ yếu là xuất giống và một phần là thịt đông lạnh. Theo anh Hậu, ai sợ thịt heo Mỹ chứ anh… chấp luôn! Thị trường Việt Nam còn lâu mới quen loại thịt heo đông lạnh. Người Việt Nam đã quen thịt heo vừa móc hàm còn nóng hổi. Trong khi đó, để sản xuất một số thực phẩm các công ty sản xuất thực phẩm phải lấy thịt heo tươi.
Tất nhiên, anh Hậu cũng cho rằng ngành chức năng cần phải có “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước còn quá yếu kém, lạc hậu và nhỏ lẻ… trước “biển lớn”.
Theo danviet.vn