Giống cà chua kháng bệnh có khả năng chống lại cả sâu bệnh gây hại

Giống cà chua kháng bệnh có khả năng chống lại cả sâu bệnh gây hại
Nhà lai tạo giống cây trồng Martha Mutschler-Chu đã tạo ra giống cà chua có khả năng phát hiện sâu bệnh và chống lại các vi-rút gây chết cây do các loài dịch hại này lan truyền.

Giống cà chua mang đặc tính kép kháng côn trùng và vi-rút có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu trong một số khu vực. Bọ trĩ là loài côn trùng nhỏ bé hút chất lỏng từ hàng trăm loài thực vật, bao gồm cà chua, nho, dâu tây và đậu nành. Chúng cũng truyền các căn bệnh như là bệnh đốm cà chua, vi-rút gây bệnh héo rũ, gây ra thiệt hại hàng triệu đô la mỗi năm cho ngành nông nghiệp Mỹ. 
Một hình thức kháng sâu bệnh được phát hiện trong một loài thực vật hoang dã có nguồn gốc từ Peru. Mutschler-Chu, giáo sư về nhân giống cây trồng và di truyền đã phân lập các đặc tính kháng này. Cô nhận ra rằng, đặc tính này đã được sắp xếp bởi những giọt đường este, được gọi là acylsugars, được sản xuất và tiết ra từ các sợi lông (trichomes) bao quanh các cây. Các acylsugars không giết côn trùng mà ngăn chặn không cho chúng ăn hoặc đẻ trứng trên cây. Quá trình này không yêu cầu sửa đổi di truyền và tạo ra giống cà chua có độ an toàn cao. 
Sau khi chuyển thành công đặc tính kháng vào giống cà chua mới, nhóm nghiên cứu thêm vào giống cà chua mới một lớp bảo vệ: một hoặc cả hai gien tự nhiên có khả năng kháng lại các loại vi-rút, trong đó bao gồm vi-rút gây bệnh héo cà chua. Giống cà chua Cornell kháng bọ trĩ có hoặc không có các gien kháng vi-rút được lai tạo bởi nhà nghiên cứu Mutschler-Chu và nhóm nghiên cứu gồm 8 nhà khoa học khác từ 7 tổ chức trên toàn quốc. Đây là một phần của dự án có khoản đầu tư 3.750.000 USD với mục đích kiểm soát bọ trĩ và virut trên cây cà chua. Dự án này được tài trợ bởi Chương trình Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ
Mutschler-Chu cho biết, cô sẽ thử nghiệm các giống ở các vùng khác nhau và sử dụng thông tin phản hồi để cải thiện giống cà chua. Khám phá của cô sẽ được chia sẻ với các công ty giống để họ có thể đưa những đặc tính này vào các giống cây của họ. Mutschler-Chu đã mất 10 năm để lai tạo giống cà chua đầu tiên với đủ lượng acylsugar, sau đó cô mất bốn năm để tạo ra 30 giống cà chua tốt hơn. Các phát hiện này không chỉ đem lại lợi ích cho nền kinh tế nông nghiệp Mỹ, nó còn có thể có tác động đáng kể đến các nước đang phát triển, nơi cà chua là một trong những cây rau phổ biến nhất.

Nguồn: Disease-resistant tomatoes fight lethal pests

www.phys.org