Giống lúa Hồng Hương ĐT 128
- Thứ bảy - 20/06/2015 05:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhìn vào bảng phân tích dinh dưỡng gạo Hồng Hương ĐT 128 mới thấy gọi đây là giống lúa thảo dược thật chẳng ngoa.
* Giải pháp chế biến sâu gia tăng giá trị
Trong chuyến hành hương đầu xuân về đất Phật (Yên Tử, Quảng Ninh), tôi mua một gói sản phẩm nhìn bề ngoài cũng khá bắt mắt, đó là hộp cốm với nhãn hiệu “Cốm Hồng Hương Yên Tử”.
Hộp cốm 250 gr, giá bán cũng hợp lý 40 ngàn đồng tức không đắt không rẻ, trong hộp có 5 gói nhỏ, mỗi gói 50 gr, cách trình bày, đóng gói rất khoa học và rõ ràng: Cốm chỉ được chế biến từ gạo lức và muối, nghĩa là gạo rang bằng muối.
Đặc biệt hơn cả là sản phẩm được chế biến từ gạo của một giống lúa thảo dược có tên gọi Hồng Hương ĐT 128, sản phẩm không chất tạo màu, không cholesterol được gắn với vùng đất thiêng, dậm chất tâm linh Yên Tử.
Là dân chọn tạo giống, nghe cái tên “giống thảo dược” làm tôi tò mò, tôi liền đọc tiếp và kêu to với mấy ông bạn đi cùng: Tác giả của sản phẩm này chính là dân trong làng “giống” chúng tôi, Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh, do KS Nguyến Ngọc Tiến là Giám đốc.
Cũng đã bẵng đi hơn 1 năm, còn nhớ khi tôi gặp ông vào đầu năm 2014 trong một lần đi kiểm tra SX vụ lúa xuân các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chúng tôi có trao đổi với nhau về những ý tưởng chế biến sâu trong ngành lúa gạo. Phải nói là ông Tiến có rất nhiều ý tưởng mới, ông trình bày với tôi đầy nhiệt huyết say sưa.
Năm đó ông Tiến đưa chúng tôi xem sản phẩm cốm chế biến từ gạo đỏ, mới được đựng trong một chai nhựa giống như chai nước tinh khiết, chứ chưa phải là những hạt cốm được đựng trong hộp giấy có bao bì bắt mắt như bây giờ.
Cuối tháng 5 vừa rồi, chúng tôi quay lại Đông Triều, ghé Cty ông để tham quan và đánh giá một số giống lúa thuần đặc biệt mà Cty đang khảo nghiệm, chọn lọc. Nói là đặc biệt vì toàn các giống gạo đỏ, gạo tím, gạo đen và tất cả khi đưa đi phân tích giống nào cũng giàu vi chất như vitaminB1, canxi, sắt, magie...
Và khủng hơn là gạo từ các giống lúa này đều chứa các loại Omega 3, 6, 9, nhiều chỉ tiêu khi đưa đi đi phân tích cho kết quả cao hơn vài chục lần thậm chí hàng trăm lần (như Omega 6) so với lúa gạo thông thường. Đây đều là những giống lúa ông Tiến đã dành gần như cả đời mình chọn tạo, nâng niu.
Hình thái bề ngoài, nhìn các giống thảo dược cũng không khác nhiều so với giống Khang dân, Q5 hay các giống thuần mới của Cty vừa được công nhận như nếp ĐT52 hoặc giống lúa năng suất cao ĐT34.
Giống Hồng Hương ĐT 128 đã được khảo nghiệm và chọn lọc từ năm 2008-2014, cây lúa đồng đều và chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình 5,5 đến 6,5 tấn/ha, gieo cấy thích hợp cả 2 vụ lúa xuân muộn và mùa sớm vì thời gian sinh trưởng chỉ 100-105 ngày vụ mùa và 125-130 ngày vụ xuân.
Vỏ trấu Hồng Hương ĐT 128 màu nâu sẫm, gạo màu đỏ hồng, dạng hạt dài, khối lượng ngàn hạt 24-25 gram, lớp vỏ cám có mùi thơm nhẹ. Lúa rất gọn cây, cứng và chống đổ tốt, chịu thâm canh, bông to trung bình với số hạt 200-250 hạt/bông, hạt xếp xít, gieo thẳng cũng rất thích hợp.
Ông Tiến đưa cho tôi một bản trả kết quả phân tích dinh dưỡng gạo từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) với các thông số vô cùng thuyết phục.
Cụ thể: Vitamin B1 khoảng 78,5mg/100g, cao gấp 88 lần gạo thông thường; Canxi 64,7mg/100gr; sắt 2,2gr/100gr; hàm lượng Omega 3 khoảng 9,39mg/100gr cao gấp 20 lần, Omega 6 khoảng 208gr/100gr, cao gấp 16 lần và nhất là Omega 9 khoảng 90,6mg/100gr cao gấp 12 lần.
Vì vậy, gọi là giống thảo dược, quả cũng không ngoa. Hiện Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang chọn lọc siêu nguyên chủng, nhân nguyên chủng và hợp đồng liên kết SX với một số địa phương tại Uông Bí và Đông Triều- Quảng ninh, bao tiêu toàn bộ thóc thương phẩm để chế biến cốm.
Ông Tiến cho hay, Cty ông ký hợp đồng mua hết lúa với nông dân giá lên tới 12.000đ/kg, cao hơn 5.000đ/kg so với thóc thông thường, chỉ tính với ngưỡng năng suất 6 tấn/ha, giá trị tăng thêm cho nông dân đã tới 30 triệu đồng/ha.
"Vậy sản xuất cốm, anh lãi được bao nhiêu?", tôi hỏi ông Tiến. Rất thật thà và đậm chất kỹ thuật, ông Tiến tính nhẩm các khoản đầu vào, khấu hao thiết bị, lãi suất vay...và chốt lại "giá thành khoảng trên 60.000 đ/kg".
Trong khi đó, Cty giao cốm cho hệ thống cửa hàng siêu thị của Hapro hoặc đại lý giá 120 ngàn đồng/kg, lợi nhuận tăng 60 ngàn đồng/kg, cao gấp 3 lần 1 kg gạo đặc sản và gấp 6 lần 1 kg gạo thường.
Từ cốm Hồng Hương Yên Tử, tôi nghĩ về tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo.Thêm nhiều sản phẩm chế biến sâu từ những giống lúa như vậy, chắc diện mạo của lúa gạo Việt Nam cũng sẽ khác, chúng ta khỏi lo thị trường XK nay trồi, mai sụt, và chắc chắn giá trị hạt gạo được nâng lên một bước.
Rồi ông Tiến nói vui: "Thôi Cty tôi nhỏ, bán giống cạnh tranh với ông Báo, bà Liên sao được, vả lại bây giờ “trăm hoa đua nở”, nhà nhà làm giống, người người làm giống, cạnh tranh cũng khốc liệt lắm, chúng tôi chọn con đường đi riêng của mình thôi".
Tôi thán phục cách tư duy đầy sáng tạo ấy và cũng thầm phục ý chí biến ý tưởng thành hiện thực rất nhanh của ông. Là một người làm giống cây trồng lâu năm, gần như cả đời chỉ gắn bó với sự nghiệp chọn tạo giống lúa, giờ đã ở cái tuổi ngót nghét 70, ông Tiến vẫn không ngừng cải tiến, tìm tòi ra hướng đi riêng cho Cty mình.
Một chuỗi SX khép kín, từ chọn tạo, làm giống gốc đến tổ chức SX thương phẩm để đảm bảo đưa ra thị trường một loại cốm độc đáo, chất lượng và an toàn thực phẩm. Cách này, chỉ các DN thông minh mới áp dụng, và chính nó tạo ra sự khác biệt, sự khác biệt sẽ làm nên thương hiệu.
Trong lúc thăm lúa, tôi hỏi ông, thế khâu tiêu thụ thế nào? Với vẻ tỉnh bơ, ông Tiến nói: "Nói thật, SX ra đến đâu, bán hết đến đó". Quả thật khi vào hội trường vị giám đốc gọi nhân viên chuyển 1- 2 thùng để làm quà cho cả đoàn, cô nhân viên trả lời, "hàng không còn chú ơi".
Khi mới "ra lò", cách tiếp thị của Cty cũng khá độc đáo, ông Tiến trực tiếp cho nhân viên đi vừa lễ chùa đầu năm, vừa lấy sản phẩm thắp hương cầu khấn thần phật, trời đất, rồi để lại sản phẩm biếu nhà chùa.
Từ chùa Thầy, chùa Hương, chùa Phật Tích, Chùa Vàng, Yên Tử…, sản phẩm cốm Hồng Hương Yên Tử đều đã có mặt, chiếm được cảm tình của các bậc chân tu, rồi nhanh chóng được các phật tử lễ chùa, khách hành hương tìm mua, ăn vừa điều hòa sức khỏe, vừa chữa bệnh, cũng để thỏa cái chí “ăn vặt” của những người đi lễ.
Trong chuyến hành hương đầu xuân về đất Phật (Yên Tử, Quảng Ninh), tôi mua một gói sản phẩm nhìn bề ngoài cũng khá bắt mắt, đó là hộp cốm với nhãn hiệu “Cốm Hồng Hương Yên Tử”.
Hộp cốm 250 gr, giá bán cũng hợp lý 40 ngàn đồng tức không đắt không rẻ, trong hộp có 5 gói nhỏ, mỗi gói 50 gr, cách trình bày, đóng gói rất khoa học và rõ ràng: Cốm chỉ được chế biến từ gạo lức và muối, nghĩa là gạo rang bằng muối.
Đặc biệt hơn cả là sản phẩm được chế biến từ gạo của một giống lúa thảo dược có tên gọi Hồng Hương ĐT 128, sản phẩm không chất tạo màu, không cholesterol được gắn với vùng đất thiêng, dậm chất tâm linh Yên Tử.
Là dân chọn tạo giống, nghe cái tên “giống thảo dược” làm tôi tò mò, tôi liền đọc tiếp và kêu to với mấy ông bạn đi cùng: Tác giả của sản phẩm này chính là dân trong làng “giống” chúng tôi, Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh, do KS Nguyến Ngọc Tiến là Giám đốc.
Cũng đã bẵng đi hơn 1 năm, còn nhớ khi tôi gặp ông vào đầu năm 2014 trong một lần đi kiểm tra SX vụ lúa xuân các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chúng tôi có trao đổi với nhau về những ý tưởng chế biến sâu trong ngành lúa gạo. Phải nói là ông Tiến có rất nhiều ý tưởng mới, ông trình bày với tôi đầy nhiệt huyết say sưa.
Năm đó ông Tiến đưa chúng tôi xem sản phẩm cốm chế biến từ gạo đỏ, mới được đựng trong một chai nhựa giống như chai nước tinh khiết, chứ chưa phải là những hạt cốm được đựng trong hộp giấy có bao bì bắt mắt như bây giờ.
Cuối tháng 5 vừa rồi, chúng tôi quay lại Đông Triều, ghé Cty ông để tham quan và đánh giá một số giống lúa thuần đặc biệt mà Cty đang khảo nghiệm, chọn lọc. Nói là đặc biệt vì toàn các giống gạo đỏ, gạo tím, gạo đen và tất cả khi đưa đi phân tích giống nào cũng giàu vi chất như vitaminB1, canxi, sắt, magie...
Và khủng hơn là gạo từ các giống lúa này đều chứa các loại Omega 3, 6, 9, nhiều chỉ tiêu khi đưa đi đi phân tích cho kết quả cao hơn vài chục lần thậm chí hàng trăm lần (như Omega 6) so với lúa gạo thông thường. Đây đều là những giống lúa ông Tiến đã dành gần như cả đời mình chọn tạo, nâng niu.
Hình thái bề ngoài, nhìn các giống thảo dược cũng không khác nhiều so với giống Khang dân, Q5 hay các giống thuần mới của Cty vừa được công nhận như nếp ĐT52 hoặc giống lúa năng suất cao ĐT34.
Giống Hồng Hương ĐT 128 đã được khảo nghiệm và chọn lọc từ năm 2008-2014, cây lúa đồng đều và chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình 5,5 đến 6,5 tấn/ha, gieo cấy thích hợp cả 2 vụ lúa xuân muộn và mùa sớm vì thời gian sinh trưởng chỉ 100-105 ngày vụ mùa và 125-130 ngày vụ xuân.
Vỏ trấu Hồng Hương ĐT 128 màu nâu sẫm, gạo màu đỏ hồng, dạng hạt dài, khối lượng ngàn hạt 24-25 gram, lớp vỏ cám có mùi thơm nhẹ. Lúa rất gọn cây, cứng và chống đổ tốt, chịu thâm canh, bông to trung bình với số hạt 200-250 hạt/bông, hạt xếp xít, gieo thẳng cũng rất thích hợp.
Ông Tiến đưa cho tôi một bản trả kết quả phân tích dinh dưỡng gạo từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) với các thông số vô cùng thuyết phục.
Cụ thể: Vitamin B1 khoảng 78,5mg/100g, cao gấp 88 lần gạo thông thường; Canxi 64,7mg/100gr; sắt 2,2gr/100gr; hàm lượng Omega 3 khoảng 9,39mg/100gr cao gấp 20 lần, Omega 6 khoảng 208gr/100gr, cao gấp 16 lần và nhất là Omega 9 khoảng 90,6mg/100gr cao gấp 12 lần.
Vì vậy, gọi là giống thảo dược, quả cũng không ngoa. Hiện Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang chọn lọc siêu nguyên chủng, nhân nguyên chủng và hợp đồng liên kết SX với một số địa phương tại Uông Bí và Đông Triều- Quảng ninh, bao tiêu toàn bộ thóc thương phẩm để chế biến cốm.
Ông Tiến cho hay, Cty ông ký hợp đồng mua hết lúa với nông dân giá lên tới 12.000đ/kg, cao hơn 5.000đ/kg so với thóc thông thường, chỉ tính với ngưỡng năng suất 6 tấn/ha, giá trị tăng thêm cho nông dân đã tới 30 triệu đồng/ha.
"Vậy sản xuất cốm, anh lãi được bao nhiêu?", tôi hỏi ông Tiến. Rất thật thà và đậm chất kỹ thuật, ông Tiến tính nhẩm các khoản đầu vào, khấu hao thiết bị, lãi suất vay...và chốt lại "giá thành khoảng trên 60.000 đ/kg".
Trong khi đó, Cty giao cốm cho hệ thống cửa hàng siêu thị của Hapro hoặc đại lý giá 120 ngàn đồng/kg, lợi nhuận tăng 60 ngàn đồng/kg, cao gấp 3 lần 1 kg gạo đặc sản và gấp 6 lần 1 kg gạo thường.
Từ cốm Hồng Hương Yên Tử, tôi nghĩ về tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo.Thêm nhiều sản phẩm chế biến sâu từ những giống lúa như vậy, chắc diện mạo của lúa gạo Việt Nam cũng sẽ khác, chúng ta khỏi lo thị trường XK nay trồi, mai sụt, và chắc chắn giá trị hạt gạo được nâng lên một bước.
Rồi ông Tiến nói vui: "Thôi Cty tôi nhỏ, bán giống cạnh tranh với ông Báo, bà Liên sao được, vả lại bây giờ “trăm hoa đua nở”, nhà nhà làm giống, người người làm giống, cạnh tranh cũng khốc liệt lắm, chúng tôi chọn con đường đi riêng của mình thôi".
Tôi thán phục cách tư duy đầy sáng tạo ấy và cũng thầm phục ý chí biến ý tưởng thành hiện thực rất nhanh của ông. Là một người làm giống cây trồng lâu năm, gần như cả đời chỉ gắn bó với sự nghiệp chọn tạo giống lúa, giờ đã ở cái tuổi ngót nghét 70, ông Tiến vẫn không ngừng cải tiến, tìm tòi ra hướng đi riêng cho Cty mình.
Một chuỗi SX khép kín, từ chọn tạo, làm giống gốc đến tổ chức SX thương phẩm để đảm bảo đưa ra thị trường một loại cốm độc đáo, chất lượng và an toàn thực phẩm. Cách này, chỉ các DN thông minh mới áp dụng, và chính nó tạo ra sự khác biệt, sự khác biệt sẽ làm nên thương hiệu.
Trong lúc thăm lúa, tôi hỏi ông, thế khâu tiêu thụ thế nào? Với vẻ tỉnh bơ, ông Tiến nói: "Nói thật, SX ra đến đâu, bán hết đến đó". Quả thật khi vào hội trường vị giám đốc gọi nhân viên chuyển 1- 2 thùng để làm quà cho cả đoàn, cô nhân viên trả lời, "hàng không còn chú ơi".
Khi mới "ra lò", cách tiếp thị của Cty cũng khá độc đáo, ông Tiến trực tiếp cho nhân viên đi vừa lễ chùa đầu năm, vừa lấy sản phẩm thắp hương cầu khấn thần phật, trời đất, rồi để lại sản phẩm biếu nhà chùa.
Từ chùa Thầy, chùa Hương, chùa Phật Tích, Chùa Vàng, Yên Tử…, sản phẩm cốm Hồng Hương Yên Tử đều đã có mặt, chiếm được cảm tình của các bậc chân tu, rồi nhanh chóng được các phật tử lễ chùa, khách hành hương tìm mua, ăn vừa điều hòa sức khỏe, vừa chữa bệnh, cũng để thỏa cái chí “ăn vặt” của những người đi lễ.
Theo: nongnghiep.vn