"Gửi mình" trên những trụ sống, tiêu vẫn lúc lỉu trái
- Thứ ba - 14/03/2017 07:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo lời người dân ở chân đèo Eo Gió thì giống tiêu này được đưa về từ miền Nam Tây Nguyên và được trồng cách đây hàng chục năm. Do đặc điểm phía trên là đất núi khô cằn, phía dưới là đồng lúa, nên tiêu được các hộ dân trồng chủ yếu trong khuôn viên vườn nhà.
"Hồi đó đây là loại cây mới nên không biết tiêu có sống và có hiệu quả ra sao. Nếu mai mốt ra trái thì sử dụng khỏi phải mua, còn dư thì đem bán kiếm chút tiền mua thêm thức ăn cho gia đình. Hơn nữa do diện tích đất vườn của các gia đình ở đây cũng ít, nên số lượng tiêu trồng của mỗi hộ chỉ 5-7 trụ, hoặc nhiều nhất thì vài ba chục trụ", ông Nguyễn Năm (61 tuổi), bộc bạch.
Số cây dừa được sử dụng làm trụ sống cho tiêu bò
Vì vậy việc trồng tiêu ở đây được đại đa số các gia đình áp dụng theo kiểu cắm xuống đất và "giao" cho trời, hoặc thi thoảng làm siêng thì xúc ít phân chuồng bỏ dưới gốc, chứ không sử dụng các loại phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật khác. Đồng thời tận dụng các loại cây trong vườn để làm trụ cho tiêu leo bò.
Cho tiêu "gửi mình" lên cả cây cảnh Thần tài
Theo đó không chỉ cây keo, gòn, mít...mà cả dừa và cây thần tài, vốn là cây cảnh cũng được một số gia đình nơi đây sử dụng làm trụ sống cho tiêu.
Điều khá ngạc nhiên dù "gửi mình" trên những trụ sống lạ như vậy, thế nhưng sau một thời gian trồng, các dây tiêu đều sống, phát triển và ra trái khá sai so với leo bò trên các thân cây khác.
Dù leo bò trên thân cây lạ, thế nhưng tiêu vẫn ra trái khái sai
Ông Bùi Hải (47 tuổi) cho biết : " Trong số 7 trụ tiêu trồng trên trụ sống của gia đình, thì có 2 trụ sống là thân dừa và 1 cây thần tài. Lượng tiêu thu hoạch hàng năm của 3 cây này từ 3-6kg/trụ/vụ, tương đương với khi cho leo bò trên thán cây keo, gòn..."