Háo hức lập nhóm trồng rau sạch
- Chủ nhật - 08/05/2016 22:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản xuất rau hữu cơ vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng đều yên tâm sống khoẻ... Đó là những lý do mà bà con nông dân (ND) xã Thành Lập (Lương Sơn, Hoà Bình) đang nhân rộng mô hình sản xuất này.
Quy trình nghiêm ngặt
Đang thu hoạch cùng bà con trên cánh đồng rau hữu cơ (RHC), anh Bạch Xuân Tráng - Trưởng nhóm RHC Đồng Sương, xã Thành Lập vui vẻ cho biết: “Năm 2012, Hội ND huyện Lương Sơn mở lớp dạy nghề trồng RHC cho 30 học viên là ND trên địa bàn xã Thành Lập. Tôi là 1 trong những hộ đầu tiên tham gia lớp học nghề. Sau 3 tháng học nghề, tôi và các học viên đã nắm bắt được các quy trình khép kín về làm RHC như: Kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch…”.
“Trồng RHC không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và giống biến đổi gen. Người trồng rau phải sử dụng phân chuồng ủ mục, nhổ cỏ bằng tay, dùng các loại thuốc sinh học từ thảo mộc chiết xuất để phòng trừ sâu bệnh…” - anh Tráng thổ lộ.
Tương tự như nhóm Đồng Sương, nhóm Cây Gạo do chị Bạch Thị Hằng làm trưởng nhóm cũng được thành lập từ sau lớp dạy nghề trồng RHC năm 2012 ở xã Thành Lập. Chị Hằng cho biết: “Trồng RHC phải tuân thủ quy định rất nghiêm ngặt, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, hoặc sản xuất không đúng quy trình thì sẽ không được các công ty bao tiêu chấp nhận. Sản phẩm RHC của nhóm chúng tôi được 3 công ty (Tâm Đạt, Tràng An, Vinagap) và cửa hàng kinh doanh thực phẩm xanh bao tiêu với giá ổn định 15.000 đồng/kg. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nên RHC của chúng tôi luôn bán chạy”.
Lập nhóm theo sở thích
Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Lương Sơn cho biết, từ năm 2007, dưới sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ (Hà Nội), Hội ND huyện đã vận động bà con sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, từ năm 2007 đến nay, năm nào Hội ND huyện cũng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây rau, chè, bưởi…; đào tạo các kỹ năng về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để ND thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hiệu quả.
Cũng theo ông Thành, để các hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ làm ăn bài bản và liên kết chặt chẽ với nhau, từ năm 2009, Ban quản lý dự án đã tiến hành rà soát các đối tượng để thành lập nhóm theo sở thích như nhóm trồng rau, trồng chè hay cây ăn quả. “Đến nay, huyện đã thành lập và duy trì được 1 HTX và 15 nhóm nông nghiệp hữu cơ có đăng ký, đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận PGS (chứng chỉ xác nhận ND tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ và sản phẩm nông nghiệp sạch) của Hội ND Việt Nam và Dự án ADDA. Hiện các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ này được các Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng An và cửa hàng kinh doanh thực phẩm xanh, sạch (Hà Nội) ký kết bao tiêu sản phẩm” - ông Thành thông tin.
Đang thu hoạch cùng bà con trên cánh đồng rau hữu cơ (RHC), anh Bạch Xuân Tráng - Trưởng nhóm RHC Đồng Sương, xã Thành Lập vui vẻ cho biết: “Năm 2012, Hội ND huyện Lương Sơn mở lớp dạy nghề trồng RHC cho 30 học viên là ND trên địa bàn xã Thành Lập. Tôi là 1 trong những hộ đầu tiên tham gia lớp học nghề. Sau 3 tháng học nghề, tôi và các học viên đã nắm bắt được các quy trình khép kín về làm RHC như: Kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch…”.
Các thành viên nhóm Cây Gạo thu hoạch rau hữu cơ. Ảnh: Đức Thịnh
Cũng theo anh Tráng, nhóm RHC Đồng Sương do anh làm trưởng nhóm được thành lập ngay sau khi kết thúc lớp học này. Hiện, nhóm Đồng Sương 7 thành viên tham gia trồng 0,5ha RHC. Mùa nào rau ấy, vụ này trồng các loại rau như bầu, mướp đắng, đỗ cô ve, rau thơm các loại… Trung bình 2 tháng nhóm của anh xuất ra thị trường khoảng 1,5 tấn RHC các loại, thu nhập bình quân thành viên trong nhóm đạt từ 2,5 – 2,7 triệu đồng/tháng. "Đến nay, Hội ND huyện Lương Sơn đã mở hơn 30 lớp dạy nghề sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây rau các loại, chè, bưởi, nhãn… cho hơn 1.000 ND các xã, thị trấn của huyện”. Ông Nguyễn Văn Thành |
Tương tự như nhóm Đồng Sương, nhóm Cây Gạo do chị Bạch Thị Hằng làm trưởng nhóm cũng được thành lập từ sau lớp dạy nghề trồng RHC năm 2012 ở xã Thành Lập. Chị Hằng cho biết: “Trồng RHC phải tuân thủ quy định rất nghiêm ngặt, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, hoặc sản xuất không đúng quy trình thì sẽ không được các công ty bao tiêu chấp nhận. Sản phẩm RHC của nhóm chúng tôi được 3 công ty (Tâm Đạt, Tràng An, Vinagap) và cửa hàng kinh doanh thực phẩm xanh bao tiêu với giá ổn định 15.000 đồng/kg. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nên RHC của chúng tôi luôn bán chạy”.
Lập nhóm theo sở thích
Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Lương Sơn cho biết, từ năm 2007, dưới sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ (Hà Nội), Hội ND huyện đã vận động bà con sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, từ năm 2007 đến nay, năm nào Hội ND huyện cũng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây rau, chè, bưởi…; đào tạo các kỹ năng về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để ND thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hiệu quả.
Cũng theo ông Thành, để các hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ làm ăn bài bản và liên kết chặt chẽ với nhau, từ năm 2009, Ban quản lý dự án đã tiến hành rà soát các đối tượng để thành lập nhóm theo sở thích như nhóm trồng rau, trồng chè hay cây ăn quả. “Đến nay, huyện đã thành lập và duy trì được 1 HTX và 15 nhóm nông nghiệp hữu cơ có đăng ký, đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận PGS (chứng chỉ xác nhận ND tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ và sản phẩm nông nghiệp sạch) của Hội ND Việt Nam và Dự án ADDA. Hiện các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ này được các Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng An và cửa hàng kinh doanh thực phẩm xanh, sạch (Hà Nội) ký kết bao tiêu sản phẩm” - ông Thành thông tin.
Theo danviet.vn