Hiện tượng phản ứng sau tiêm phòng ở đàn gia súc, gia cầm

Hiện tượng phản ứng sau tiêm phòng ở đàn gia súc, gia cầm
Sau mỗi đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, kể cả tiêm phòng đại trà cũng như tiêm bổ sung thường có hiện tượng phản ứng xảy ra, vậy nguyên nhân và biện pháp can thiệp như thế nào. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp, triệu chứng và các biện pháp can thiệp.
 

1. Về nguyên nhân

Có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

Có thể do con vật đó đang mang trùng của chính loại vắc xin sử dụng (còn gọi là con vật đang nung bệnh) như vậy khi đưa vắc xin vào cơ thể con vật đang mang trùng sẽ rất rễ gây hiện tượng phản ứng sau khi tiêm.

Có thể khi tiêm phòng con vật đang bị ốm nhưng chưa biểu hiện các triệu chứng điển hình nên vẫn tiến hành tiêm phòng cho con vật, trường hợp này con vật hay bị phản ứng.

Một số trừng hợp trên cơ thể con vật đang mang vết thương chưa lành, như thiến hoạn, xử lý ngoại khoa ... khi đưa vắc xin vào cơ thể cũng rất rễ gây hiện tượng phản ứng.

Hiện tượng phản ứng sau tiêm phòng ở đàn gia súc, gia cầm - ảnh 1Ảnh minh họa

Do tác động cơ học như trong quá trình bắt giữ, cố định gia súc để tiêm phòng, nhiều con vật do sợ hãi trở nên hung dữ chạy nhảy lung tung, nếu đưa vắc xin vào thời điểm đó cũng gây nên phản ứng, cá biệt còn có hiện tuợng con vật bị sốc choáng chết ngay sau khi tiêm. Một số nơi khi tổ chức tiêm phòng ở thời điểm nắng, nóng con vật mang ở xa tới, nếu không để con vật nghỉ ngơi trở lại bình thường mới tiêm cũng rất rễ gây hiện tuợng phản ứng.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng sau tiêm phòng cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng phản ứng, về nguyên tắc khi gia súc tiêm phòng xong phải để gia súc nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc tốt hơn bình thường nếu không cũng sẽ gây hiện tượng phản ứng.

Một số yếu tố khác như việc bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng cũng có thể làm ảnh hưởng đến con vật gây hiện tuợng phản ứng.

2. Những biểu hiện triệu chứng chung

Có 2 dạng biểu hiện;

Phản ứng cục bộ: Thấy chỗ tiêm, vùng xung quanh nơi tiêm sưng tẩy, đỏ. Con vật thấy mệt mỏi hơn bình thường, nếu là vị trí tiêm ở chân thấy con vật đi lại khó khăn hơn.

Phản ứng toàn thân: con vật có thể biểu hiện như triệu chứng bệnh, ủ rũ, mệt mỏi ăn ít hoặc bỏ ăn, không muốn đi lại, có con rơi vào trạng thái sốt, khó thở.

3. Những biện pháp can thiệp

Trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng phản ứng để có biện pháp can thiệp đúng và kịp thời, thông thường có hai trường hợp xảy ra đó là phản ứng cục bộ và phản ứng toàn thân.

Trường hợp phản ứng nhẹ, phản ứng cục bộ thấy nơi tiêm sưng nóng đỏ đau, con vật có biểu hiện mệt mỏi hơn bình thường thì chỉ cần cho con vật nghỉ ngơi, ăn uống tốt hơn, con vật sẽ tự qua khỏi và trở lại bình thường sau thời gian ngắn vài giờ sau tiêm hoặc trong 1 -2 ngày.

Trường hợp con vật bị phản ứng toàn thân: Thấy có hiện tượng bỏ ăn, sốt cao, không đi lại được, trên cơ thể có thể có những triệu chứng khác xuất hiện thì can thiệp bằng cách:

+ Dùng thuốc trợ sức trợ lực để tiêm cho con vật như: VitaminB1, Bcomlex, Caphêin, Long não ...

+ Trường hợp không thấy đỡ có thể dùng kháng sinh để điều trị như con vật bị bệnh. Khi đã dùng kháng sinh để điều trị bệnh thì khả năng miễn dịch của vắc xin tiêm phòng thường bị mất, do vậy sau khi con vật khỏi bệnh trở lại bình thưòng thì tiếp tục tiêm phòng cho con vật.

Riêng đối với việc tiêm phòng dại cho đàn chó mèo, nếu thấy con vật bị phản ứng cần kiểm tra kỹ nhất là các triệu chứng về bệnh dại như điên cuồng, chảy nhiều rớt, dãi, nếu nghi ngời là bệnh dại thì nên diệt bỏ để đảm bảo tính mạng cho con người và gia súc khác.

Hiện tượng phản ứng sau tiêm phòng thực tế cũng là hiện tượng phòng vệ của cơ thể bản thân con vật, do vậy sau mỗi đợt tiêm phòng thường không tránh khỏi trường hợp phản ứng. Vậy nên người chăn nuôi sau khi tiêm phòng cần chú ý theo dõi quản lý con vật, nếu thây hiện tuợng phản ứng thì cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.

Theo toquoc.vn