Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 khóa VI: Đổi mới, sáng tạo để hỗ trợ ND

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) tại Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN (mở rộng) lần thứ 15, khóa VI diễn ra ngày 23.7 tại Hà Nội.

Nhiều thành tích nổi bật

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 có nhiệm vụ thảo luận, quyết định 4 nội dung quan trọng: Một là sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25 – NQ/TW ngày 6.3.2013 của BCH T.Ư Đảng khóa XI “Về tăng cường và sự đổi mới lãnh đạo của Đảng với công tác dân vận trong tình hình mới”. Hai là sơ kết công tác hội và phong trào ND 6 tháng đầu năm, dự kiến công tác hội và phong trào ND 6 tháng cuối năm 2018; Ba là bầu bổ sung Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Bốn là dự thảo Đề án BCH, Ban thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đây là một trong những nội dung quan trọng có tính then chốt để chuẩn bị tốt phương án nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội NDVN.

 hoi nghi bch t.u hoi ndvn lan thu 15 khoa vi: doi moi, sang tao de ho tro nd hinh anh 1

Đồng chí Thào Xuân Sùng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Đ.D

Báo cáo kết quả công tác hội và phong trào ND 6 tháng đầu năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khẳng định, trong thời gian này, công tác xây dựng tổ chức Hội tiếp tục được củng cố và phát triển, nội dung phương thức hoạt động đổi mới, chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội ngày càng tăng lên.

Đặc biệt lần đầu tiên T.Ư Hội NDVN tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với ND Việt Nam. Qua Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 6158/VPCP - QHĐP ngày 29.6.2018 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cho nông dân, để khơi dòng động lực, phát huy sự sáng tạo của ND trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới.

Về công tác chuẩn bị, chỉ đạo và tổ chức Đại hội Hội ND các cấp của BCH T.Ư Hội, hầu hết  đều đảm bảo yêu cầu, tiến độ, chất lượng theo kế hoạch.

Đến nay, 100% cơ sở; 97,4% cấp huyện; 5 tỉnh đã tổ chức tốt đại hội, nhất là tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội điểm Hội ND các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Khánh Hòa và rút ra những kinh nghiệm thiết thực để tiếp tục chỉ đạo thành công Đại hội Hội ND cấp tỉnh, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018- 2023.

Tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ nông dân

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Thào Xuân Sùng đánh giá cao kết quả và thành tích đạt được trong công tác hội và phong trào ND của các cấp Hội NDVN trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, 6 tháng cuối năm các cấp Hội NDVN cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.

 hoi nghi bch t.u hoi ndvn lan thu 15 khoa vi: doi moi, sang tao de ho tro nd hinh anh 2

Đa số đại biểu đều thống nhất với báo cáo kết quả công tác Hội 6 tháng đầu năm 2018. Ảnh: Đ.D

Thứ nhất, tập trung tập trung chỉ đạo tốt Đại hội Hội ND cấp tỉnh, trong đó chú ý xây dựng các báo cáo, chuyên đề trình đại hội.

Thứ 2, tập trung xây dựng tổ chức Hội ND vững mạnh về mọi mặt trong đó trọng tâm vào 3 vấn đề chính: Rà soát, bổ sung các quy chế, quy định; chuẩn bị chương trình kế hoạch nội dung tập huấn cán bộ hội chuyên trách vào năm 2019, sơ kết và tập trung phát triển mạnh các chi, tổ hội nghề nghiệp để góp phần thực hiện thành công lộ trình xây dựng và phát triển 15.000 HTX kiểu mới.

Bầu bổ sung 3 đồng chí vào Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân việt nam

Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN cho biết, căn cứ tình hình BCH T.Ư Hội NDVN khoá VI; thực hiện công tác cán bộ của Đảng, căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn và thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ hội hiện nay, Đảng đoàn và Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đã họp và thống nhất bầu bổ sung Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI với số lượng, cơ cấu là 3 đồng chí.

Ba đồng chí được bầu bổ sung gồm: Đồng chí Tô Thị Thu Hồng - Thành uỷ viên, Chủ tịch Hội ND tỉnh Trà Vinh; Đồng chí Lê Trọng Khuê - Thành uỷ viên, Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội; Đồng chí Hoàng Văn Ngôn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Lạng Sơn.

Thứ 3, tổng kết, đưa ra các giải pháp về nâng cao hoạt động tư vấn dạy nghề, hỗ trợ ND phát triển sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới đáng sống…

Thứ 4, các cấp Hội NDVN tiếp tục chủ động tham mưu với cấp ủy và phối hợp chặt chẽ với với chính quyền triển khai thực hiện đúng và có hiệu quả Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với ND Việt Nam do T.Ư Hội NDVN tổ chức tháng 4.2018, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong đó đề cập tới những giải pháp nhằm "Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân". 

Theo đó, đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hàng năm, tùy theo ngân sách địa phương, cân đối cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện từ ngân sách địa phương theo Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ ND xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

6 tháng đầu năm các cấp Hội đã kết nạp thêm 124.314 hội viên mới, đưa tổng số hội viên của Hội NDVN lên 10,29 triệu người; vận động trên 5,9 triệu hộ ND đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ ND SXKD giỏi các cấp, đạt 95,1% kế hoạch năm; cung ứng 106.000 tấn phân bón các loại, hàng trăm tấn giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi theo hình thức trả chậm; tập huấn chuyển giao KHKT cho 1,8 triệu lượt hội viên ND, xây dựng 4.500 mô hình VietGAP. 6 tháng đầu năm 2018, đã có 41 tỉnh, thành phố bổ sung ngân sách tỉnh cho Quỹ HTND là 178,895 tỷ đồng. Tính đến ngày 30.6.2018, tổng nguồn vốn quỹ các cấp hội là 2.909,807 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, các cấp Hội đã phối hợp.

 

Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An:

Lấy lợi ích thiết thực, chính đáng để thu hút hội viên

Nghị quyết số 25 đã tạo nên chuyển biến tích cực nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân (ND) về vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới. Nghị quyết 25 đã tạo động lực để các cấp Hội tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Ở Nghệ An, các cấp Hội đã phát huy vai trò chủ động, đồng thời tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng trong công tác chỉ đạo xây dựng củng cố tổ chức; quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ. Với phương châm hướng về cơ sở, lấy lợi ích thiết thực, chính đáng của hội viên làm động lực để đa dạng hóa các hình thức tập hợp nên ở Nghệ An, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 25 đã có tổng số 521.918 hội viên, đạt 86,12%, tăng 14.944 hội viên so với năm 2013. Hội viên ND ngày càng gắn bó với Hội, hăng hái tham gia các phong trào thi đua do các cấp Hội ND phát động.

Bà Leo Thị Lịch – Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Giang:

Nhờ Hội vận động, hỗ trợ tốt, nở rộ các triệu phú, tỷ phú nông dân

Để phong trào ND thi đua SXKD giỏi phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên ND tham gia thực hiện, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Giang đã tích cực tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ và hỗ trợ ND. Qua các hoạt động cụ thể số hộ đăng ký danh hiệu SXKD giỏi tăng đều theo từng năm: Giai đoạn 2013- 2017, bình quân hàng năm số lượng hội viên, ND đăng ký danh hiệu SXKD giỏi các cấp tăng 12.631 hộ/năm. Đáng chú ý, riêng năm 2017 có 139.375 hộ đăng ký, chiếm 50% so với tổng số hộ ND trên toàn tỉnh; số hộ đạt tiêu chuẩn hộ SXKD giỏi các cấp là 106.699 hộ đạt 98% số hộ đăng ký.

Từ phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Năm 2017 toàn tỉnh đã có 48.870 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 728 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; có trên 120 cánh đồng mẫu. So với giai đoạn 2013 - 2015, số hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/năm tăng 2 lần…

Đức Thịnh (ghi)

 

Ông Trần Đăng Sâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh:

Dạy nghề theo đơn đặt hàng doanh nghiệp

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh Bắc Ninh được thành lập năm 2002. Hiện Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND là một trong những trung tâm tổ chức tốt nhất hoạt động dạy nghề tại Bắc Ninh. Ngoài dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, trung tâm còn liên kết đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, nông nghiệp; đào tạo lái xe cho bộ đội xuất ngũ. Đặc biệt đối với các lao động nữ từ 35 - 40 tuổi, trung tâm tập trung đào tạo nghề nấu ăn cho họ, sau học nghề 100% các lao động nữ này có việc làm là làm việc trong các khu công nghiệp hoặc mở quán ăn tại nhà… Bên cạnh đó, Trung tâm cũng khai thác cơ sở vật chất để liên kết mở ngoại ngữ, đào tạo nghề, chuyên viên chính do sở nội vụ; đào tạo công việc thời vụ theo hợp đồng.

Ông Nguyễn Lân Hùng - Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN:

Phát triển các chuỗi cây - con đặc sản phù hợp từng vùng, miền

Với hoạt động dạy nghề, các cấp Hội NDVN cần nắm bắt thông tin, các mô hình mới để đưa vào dạy nghề. Ví dụ về cây trồng, cây mắc ca ở Tây Nguyên và Tây Bắc trồng rất tốt; hay như cây sa chi rất nhiều đơn vị hỗ trợ đưa vào chế biến như Hòa Bình, Ninh Thuận; mô hình trồng cây dổi lấy hạt có giá trị kinh tế cao đang được rất nhiều địa phương miền núi triển khai có hiệu quả…

Về chăn nuôi, tại Bình Phước có mô hình nuôi yến cho thu nhập cả tỷ đồng, Ninh Bình cũng nuôi được các con đặc sản cho giá trị kinh tế cao như chim yến, cà cuống, ốc nhồi… Những mô hình cây - con “mới, độc, lạ” đó, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND cần phải nắm được giới thịệu cho bà con, từ đó nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Hội. Vùng nào có thế mạnh, đặc sản gì thì tập trung dạy nghề và hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đó.

P.V (Ghi)







































































































Theo Thu Hà (danviet.vn)