Israel thành cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới bằng cách nào?
- Thứ tư - 01/04/2015 21:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lý do là vì người Israel đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và liên tục vận dụng những công nghệ tiên tiến nhất để tạo nên những điều thần kỳ cho nền nông nghiệp nước nhà. Không những thế, sự phát triển của Israel thậm chí đã làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp thế giới.
Tưới nhỏ giọt
Với công nghệ này, chỉ có một lượng giọt nước nhất định được đưa qua đường ống và dẫn vào gốc cây mỗi ngày, vừa đảm bảo sự sinh trưởng của cây, vừa tiết kiệm nước một cách tối đa.
Và cũng nhờ tưới nhỏ giọt, sản phẩm công nghệ của Israel đã giúp 700 hộ nông dân ở Senegal canh tác 3 vụ/năm thay vì chỉ một vụ vào mùa mưa như trước đây. Kết quả tương tự cũng đã đạt được tại Kenya, Nam Phi, Benin và Nigeria – những quốc gia có điều kiện khô hạn tương tự Israel.
Túi khổng lồ bảo quản lương thực
Sau mỗi một vụ thu hoạch, khoảng 50% ngũ cốc và 100% sản lượng đậu bị côn trùng, ẩm mốc tấn công khiến chất lượng lương thực bị suy giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành.
Hiện, những chiếc túi như thế này đã và đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở châu Phi, Trung Đông.
Diệt sâu bọ bằng phương pháp sinh học
Dựa trên đặc điểm sinh học tự nhiên của các loài vật, các kỹ sư Israel đã lai tạo ra các giống côn trùng có ích cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, sau khi lai tạo thành công, những con côn trùng này sẽ được thả vào những khu vườn, những nông trang để chúng tự do tiêu diệt các loài sâu, bọ sống ký sinh, tàn phá thực vật.
Một ví dụ điển hình là giống nhện màu cam đã giúp những khu vườn dâu tây ở Mỹ không bị sâu bọ “quấy rầy” và giúp nông dân Israel giảm tới 75% lượng thuốc trừ sâu so với trước đây.
Chăn bò bằng… máy tính
Một số quốc gia trên thế giới đã và đang học tập công nghệ này.
Giải pháp nông nghiệp trực tuyến
Hế thống kiến thức nông nghiệp trực tuyến (AKOL) ra đời với mục đích giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin về nông nghiệp, thị trường, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi…
Ngoài ra, bằng việc truy cập vào hệ thống, nông dân còn được tư vấn, giải đáp trực tuyến những thắc mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất.
Khoai tây giữa sa mạc
Nhưng không, các nhà khoa học Israel đã lai được giống khoai tây mới chịu được khí hậu nóng, khô và tưới bằng nước mặn, thích hợp trồng ở sa mạc. Giải pháp mới này thậm chí đã giúp Israel xuất khẩu khoai tây.