Kỹ thuật làm mạ trên cạn
- Thứ ba - 21/08/2012 23:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tuy nhiên đối với một số chân ruộng trũng, thường xuyên bị ngập nước thường không đảm bảo để gieo mạ. Những trường hợp này đòi hỏi người nông dân phải gieo mạ trên các bờ líp hoặc sân vườn để cấy.
Đất gieo mạ cần được cày hoặc cuốc, sau đó trục xới lại nhiều lần cho nhuyễn và phẳng, làm sạch cỏ dại. Ở vùng đất phèn có thể bón thêm vôi từ 40 - 50kg/1.000m2. Bón phân để bổ sung dinh dưỡng vào đất bao gồm: Super lân 20 - 30kg, urê 2 - 4kg, kali 4 - 5kg cho 1.000m2. Trước khi gieo hạt giống cần tưới nhẹ để cung cấp đủ độ ẩm cho đất.
Bà con nên làm đất kỹ trước khi trồng lúa |
Gieo hạt với mật độ tùy thuộc vào thời vụ, thời tiết, trọng lượng hạt của từng loại giống, thông thường gieo 80 - 100kg giống/1.000m2. Hạt giống không cần ngâm ủ mà gieo trực tiếp xuống đất, sau đó phủ 1 lớp đất mịn từ 2 - 3cm lên trên, hoặc có thể tỉa hạt giống theo hàng (giống như tỉa đậu). Sau khi gieo cần thường xuyên tưới nước để giữ đất luôn ẩm, nhất là vào những lúc thời tiết không có mưa. Khi mạ có từ 4 lá trở lên, tùy vào điều kiện thời tiết và tình trạng mạ có thể để khô hoặc tưới nhẹ để “rèn mạ”. Trước khi nhổ cấy cần tưới nước thật đẫm làm mềm đất nhằm dễ nhổ mạ và tránh đứt rễ.
Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.
Thời kỳ mạ tuy ngắn nhưng dễ bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, trong đó đối tượng thường hay gặp phải là dế nhũi, bọ trĩ, sâu năn, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn... Vì vậy, bà con nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho mạ trước khi nhổ cấy, để đảm bảo nguồn sâu bệnh không lây lan ra ruộng cấy.
Theo danviet.vn