Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ đúng cách cho quả sai, vị ngọt
- Thứ sáu - 26/06/2015 21:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thanh long ruột đỏ là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra nó còn có nhiều chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể giải nhiệt ngày nắng nóng. Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ đơn giản nên mọi người có thể tự trồng ngay tại nhà.
Yêu cầu chung
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đổ đúng cách sẽ cho năng suất cao vượt trội
Thanh long thuộc nhóm cây ưa sáng, rễ bàng và ăn cạn nên đất trồng thanh long phải thông thoáng, không bị ngập nước vào mùa mưa, lũ. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng; Nước tưới không nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Chuẩn bị cây trụ
Trụ xi măng: dài 2,0 cạnh vuông 12-15cm. Trụ được chôn sâu 0,5- 0,6m và tiến hành làm mô (ụ)
Chuẩn bị đất: Nên làm mô đất nhằm giúp thoát nước tốt. Kích thước mô: Cao 10 -15cm, đường kính 60-0,80cm. Mô sử dụng trồng thanh long là lớp đất mặt trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500g phân Super lân + Basudin(2g/mô). Đất được chuẩn bị trước khi trồng thanh long 1-2 tuần. Dùng Benomyl (nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh.
Chọn và chuẩn bị giống
Hom dài 30-40cm, chọn các cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Đáy hom (dài 3-5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút. Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng ngoài đồng.
Bón lót và đặt hom
Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.
Cần chăm sóc, tưới nước cho cây trồng đúng thời điểm
Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý: Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…
Tỉa cành, tạo tán
Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành, trong thời gian này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa, gió…Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ sẽ được tỉa theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con.
Bón phân: Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần. Cây 3-12 tháng sữ dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây.
Theo: vietq.vn