Làm gì để cứ ra khơi là trúng mẻ cá vàng 5 tỷ đồng?

Mấy ngày gần đây, dư luận đang sục sôi với câu chuyện về mẻ cá 160 tấn, trị giá 5 tỷ đồng do ngư dân Lê Văn Tuấn (38 tuổi, trú xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đánh được. Mẻ cá này có phải là cá biệt hay còn nhiều ngư trường có cá lớn hơn mà ngư dân có thể đánh bắt?. PV Dân Việt đã trao đổi với TS Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam.

lam gi de cu ra khoi la trung me ca vang 5 ty dong? hinh anh 1

Ngư dân Quảng Trị trúng đậm mẻ cá 150 tấn chỉ sau 2 ngày đi biển. Ảnh: Báo Quảng Trị 

TS. Nguyễn Việt Thắng cho biết: “Chúng ta hoàn toàn có khả năng dự báo ngư trường, luồng cá di chuyển, số lượng lớn hay bé, thậm chí có thể biết được đàn cá đấy là cá gì, có giá trị kinh tế cao hay thấp khi hệ thống dự báo an ninh quốc phòng được kết nối với hệ thống dự báo kinh tế, dự báo ngư trường”.

 lam gi de cu ra khoi la trung me ca vang 5 ty dong? hinh anh 2

Ngư dân phải thức 3 đêm, 2 ngày, nhai mì tôm sống để thu cá, và vận chuyển 11 chuyến mới đưa hết 160 tấn cá lên bờ. Ảnh: Ngọc Vũ

Theo ông Thắng, mẻ cá mà ngư dân Lê Văn Tuấn đánh bắt được là cá bè xước 150 tấn (tên khoa học là cá thu bè) thu trên 6 tỷ đồng đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Đàn cá “khủng” xuất hiện ở vùng biển truyền thống mà bà con ngư dân trong tỉnh thường đánh bắt, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý. Ngư dân này chia sẻ đã may mắn khi phát hiện ra đàn cá này và đã thực hiện vây bắt. 

Một câu hỏi đặt ra là vậy làm thế nào để ngư dân đi biển không chỉ phụ thuộc vào may mắn, làm thế nào để mỗi chuyến đi của họ đều cập cảng với đầy ắp cá trên tàu?

 

Chia sẻ với Dân Việt về vấn đề này, TS Nguyễn Việt Thắng cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn làm được điều này, thâm chí còn có thể đi đánh bắt được số lượng cá hàng trăm tấn nếu chúng ta áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về dự báo ngư trường.

Nếu ngành dự báo ngư trường của Việt Nam phát triển, ứng dụng công nghệ mới, ngư dân sẽ không phải ra biển để cầu mong sự may mắn đi trúng luồng cá. Mà trước khi đi biển, họ sẽ được báo trước về ngư trường, luồng cá đi chuyển ở đâu, số lượng lớn hay không, thâm chí có thể biết được đó là loài cá gì”.

Theo TS Nguyễn Việt Thắng, đó là công nghệ quan sát vệ tinh, quét ra đa toàn bộ vùng biển. Hệ thống vệ tinh, ra đa sẽ quan sát vùng biển 24/24 giờ, tất cả mọi động tĩnh trên biển, dưới mặt biển đều được ghi lại bằng hình ảnh, sau đó phân tích bằng những số liệu đã thu thập được.

“Hiện nay các nước tiên tiến đều áp dụng công nghệ này cho công tác dự báo ngư trường. Các nước lớn như Nhật Bản, Tây Ban Nha có đội tàu đánh cá xa bờ, thường xuyên liên lạc trao đổi với nhau, họ có những vệ tinh phục vụ kinh tế riêng, vì vậy ngành dự báo ngư trường của họ rất phát triển, nhiều lúc để dự báo chính xác, họ còn đưa trực thăng ra biển xác định vị trí chính xác sau đó truyền thông tin về. Còn ở Việt Nam chưa có kinh phí để thực hiện điều đó” - TS Nguyễn Việt Thắng cho biết.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống dự báo an ninh quốc phòng của chúng ta đã áp dụng công nghệ này từ khá lâu. Vì vậy nếu như vấn đề dự báo khoa học làm kinh tế, dự báo ngư trường và hệ thống dự báo quốc phòng được kết nối với nhau thì việc dự báo ngư trường chính xác cho ngư dân là hoàn toàn làm được. 

Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 10.3, tàu ngư dân Tuấn đã vây bắt được mẻ cá bè vàng 160 tấn ở vùng biển gần đảo Cồn Cỏ. Đây được xem là mẻ cá lịch sử, chưa từng có.

Nhìn hình ảnh mẻ cá lớn nằm gọn trong lưới của ngư dân Tuấn, mọi người đều òa lên với sự bất ngờ và phấn khích.

Đích thân ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đến cảng cá Cửa Việt (huyện Gio Linh) để đón và tặng hoa chúc mừng anh Tuấn.

“Sự kiện này sẽ là động lực rất lớn giúp ngư dân vượt qua khó khăn, vươn khơi bám biển” – ông Chính nói.


Tác giả bài viết: Đình Thắng - Danviet.vn