Lo lắng gì vụ tôm này? - Dùng thuốc tràn lan
- Thứ hai - 08/04/2019 10:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Việc sử dụng VTTS tràn lan, vô hình chung đã khiến môi trường nuôi bị ô nhiễm, tôm nuôi nhiễm bệnh, không đạt tiêu chuẩn XK. Theo ghi nhận tại tỉnh Cà Mau, nhiều mặt hàng VTTS như thức ăn, thuốc thủy sản, men vi sinh…được bày bán rất nhiều, đa dạng về hình thức, mẫu mã. Ngoài các thương hiệu đã khẳng định, còn có vô số mặt hàng trôi nổi, không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại các cơ sở kinh doanh VTTS.
Ông Nguyễn Văn Hải, người nuôi tôm công nghiệp, ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: “Diện tích nuôi tôm của gia đình tôi khoảng 2ha, nên việc lựa chọn các mặt hàng như thức ăn, thuốc thú y, khoáng chất, men vi sinh…trong nuôi tôm được tôi tư vấn, lựa chọn rất kỹ lưỡng. Nuôi tôm theo hình thức này phải thận trọng, tuyệt đối không dùng bừa bãi được, chỉ cần sơ xuất nhỏ, thì hậu quả sẽ rất lớn ”.
Theo tìm hiểu, việc sử dụng thuốc thú y thủy sản tràn làn, xuất hiện thường xuyên tại những hộ nuôi cá thể, theo hình thức nhỏ lẻ và chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm của người nuôi. Đây là mấu chốt quan trọng, nếu khắc phục được, thì thế mạnh về con tôm ở Cà Mau sẽ tiếp tục nâng tầm và vươn xa trong tương lai.
KS Phạm Văn Phấn, Cty THNH Nano hợp nhất APA – phụ trách thị trường Cà Mau, cho biết: “Hiện đang bước vào vụ mùa mới nên nhu cầu sử dụng con giống, thuốc, thức ăn chăn nuôi… của người nuôi tăng cao. Vì vậy, quan ngại nhất là vấn đề người dân tự ý sử dụng thuốc trong cải tạo ao đầm một cách tùy tiện, theo kinh nghiệm truyền miệng”.
“Đối với thị trường Cà Mau, thì Cty APA luôn quan tâm, chăm sóc khách hàng rất tốt. Khi người nuôi gặp vấn đề gì về con tôm, liên hệ là chúng tôi có mặt kịp thời, hướng dẫn bà con sử dụng thuốc, liều lượng thích hợp. Từ đó, góp phần tạo dựng niềm tin, uy tín cho khách hàng”, KS Phấn nói.
Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau khuyến cáo, khi tôm nuôi gặp vấn đề về sức khỏe, người nuôi cần đến nơi gần nhất như UBND xã để gặp cán bộ khuyến nông, mô tả tình trạng bệnh gặp phải trên tôm cho cán bộ và đưa cán bộ đến địa bàn để được tư vấn, tháo gỡ kịp thời. Tuyệt đối, không được sử dụng thuốc, chế phẩm khi chưa rõ về công dụng của nó.
Để hạn chế tình trạng người nuôi tôm sử dụng tùy tiện thuốc, khoáng chất, kháng sinh khi chưa hiểu rõ về công dụng từng sản phẩm, ngành nông nghiệp Cà Mau đã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật nuôi cho hộ dân tại cơ sở. Đồng thời, cung bố đường dây nóng, tiếp nhận ý kiến từ người dân. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các địa phương trong việc kiểm định các mặt hàng như thuốc, thức ăn, vật tư, con giống… tại các cơ sở kinh doanh trước khi tung ra thị trường.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ nguồn nước cho tôm nuôi cũng rất quan trọng, theo anh Ngô Quốc Thái, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết, gia đình anh có 2 ha tổng diện tích nuôi tôm, trong đó ao nuôi chiếm 1 ha, còn 1ha ao dùng để xử lý nước thải theo đúng quy trình nuôi, nước thải sau khi được sử dụng sẽ thải ra ao lắng, lọc nước lại bằng thả cá rô phi, cá chẽm; hoặc cũng có thể làm theo mô hình biogas…nhằm đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
Theo Bộ NN-PTNT, liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra giám sát hóa chất kháng sinh, dư lượng kháng sinh trong NTTS qua các công đoạn SX giống của 75 cơ sở SX, ương dưỡng tôm giống nước lợ ở 4 tỉnh trọng điểm SX giống với 310 mẫu, kết quả bước đầu phân tích đã phát hiện nhiều cơ sở có dfung kháng sinh cấm trong nước trong nước ương tôm giống. Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra ở các cơ sở nuôi và chế biến nhỏ lẻ đang làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cho sản phẩm tôm của Việt Nam. |