Loại trà đắt nhất thế giới, mỗi kg có giá tương đương một... tòa biệt thự

Sở dĩ nó có giá đắt đỏ đến như vậy vì được chiết xuất từ một cây cổ thụ nằm cheo leo ở lưng chừng núi đá, vô cùng khó lấy.

Đất nước Trung Hoa từ lâu đã có văn hóa thưởng trà kéo dài hàng nghìn năm. Trong đó, một số loại trà hiếm, có thể bảo quản lâu năm được bán với mức giá đắt hơn vàng, chẳng hạn như trà Đại Hồng Bào chiết xuất từ cây cổ thụ trên núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

'Giống trà đắt hơn vàng ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc'

Giống trà đắt hơn vàng ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng. Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc. Chúng thậm chí còn được liệt vào danh sách di sản tự nhiên và văn hóa thế giới.

'Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc'

Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc

Trên vách núi đó còn lưu giữ phiến đá khắc 3 chữ đỏ “Đại Hồng Bào” do hòa thượng chùa Thiên Tâm đề tặng. Nơi đây nắng chiếu ít, chủ yếu đón tia phản xạ; sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn, đỉnh vách quanh năm có nước suối chảy qua. Những điều kiện tự nhiên đặc thù này đã tạo nên hương vị độc nhất vô nhị của loại trà Đại Hồng Bào.

'Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng'

Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng

Năm 1998, trong lễ hội trà Đại Hồng Bào đầu tiên ở Trung Quốc, có người đã đấu giá 156.800 NDT chỉ để mua 20g loại trà này. Năm 2005, mức giá cho 20g trà đã lên tới 208.000 NDT, tương đương 10,4 triệu NDT/kg (37,4 tỷ VNĐ). Số tiền này hiện nay thừa sức mua được một căn biệt thự tại các thành phố thông thường ở Trung Quốc.

'Hiện nay, người ta đã ngừng thu hoạch loại trà này'

Hiện nay, người ta đã ngừng thu hoạch loại trà này

Do loại trà này có giá thành cao nên chính quyền cũng hết sức coi trọng. Nơi trồng cây cổ thụ Đại Hồng Bào trên núi Vũ Di được xếp vào danh sách bảo vệ trọng điểm. Chính quyền thành phố còn đầu tư 100 triệu NDT để bảo vệ bụi cây này. Hiện nay, người ta đã ngừng thu hoạch loại trà này. Lần thu hoạch cuối cùng vào năm 2005 chỉ lấy được đúng 20g. Số trà ít ỏi này sau đó đã được quyên tặng cho viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

Theo Hương Nguyễn
Dân Việt