Một số lưu ý kỹ thuật chuẩn bị vụ nuôi tôm năm 2012

Ngày 21 tháng 11 năm 2011, Tổng cục Thuỷ sản có văn bản số 1768/TCTC-NTTS về công tác chuẩn bị nuôi tôm. Nội dung văn bản đã nêu, năm 2011 nhiều vùng nuôi tôm trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đã xẩy ra dịch bệnh, gây tổn hại kinh tế nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng hoại tử gan tuỵ, gây tôm chết hàng loạt là do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất Cypermethrin, Deltamethrin để diệt cá tạp, giáp xác trong vùng nuôi; Các thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất Cypermethrin, Deltamethrin,…thuộc nhóm Pyrethroid rất độc đối với tôm cá và các thuỷ sinh vật khác (Cypermethrin gây hội chứng gan tuỵ làm chết tôm ngay ở nồng độ chỉ rất nhỏ 0,0001ppb; Cypermethrin rất ít tan trong nước, thường lắng và bị giữ lại trong lớp bùn đáy ao, …).
          Để công tác nuôi tôm năm 2012 đạt kết quả cao; lưu ý các hộ/cơ sở nuôi tôm trong tỉnh một số chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản:
     - Nghiêm cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thuỷ sản.
          - Nên dùng vôi, Saponin để diệt tạp, giáp xác.
          - Các vùng nuôi tôm đã bị bệnh hoại tử gan tuỵ (nếu có), cần làm sạch Cypermethrin, như sau:
          + Bón vôi nâng pH tương đương 9 tạo điều kiện phân huỷ nhanh dư lượng tồn đọng Cypermethrin trong ao. Lượng vôi căn cứ theo pH thực tế từng ao nuôi, tham khảo hướng dẫn ở bảng sau:
pH đất Lượng vôi cần bón để đạt pH = 9 (CaO kg/ha)
> 8 500 - 1.000
6 - 7 1.500 - 2.500
5 - 6 2.500 - 4.500
4 - 5 4.500 - 6.000
          + Cần có ao lắng lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi để xử lý các chất lơ lững trong nước nhằm hạn chế các chất lơ lững có chứa


Cypermethrin và cá tạp, giáp xác vào ao nuôi.

+ Tạo điều kiện tối đa cho quá trình quang phân huỷ Cypermethrin trong nước và bùn đáy ao. Cung cấp đủ oxy, dòng chảy trong ao để tạo điều kiện tốt nhất cho nước và bùn đáy ao tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
                                     Sỹ Công  - Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản