Người bắt đất nghèo cho... tiền tỷ
- Thứ ba - 28/04/2015 23:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mạnh dạn làm “cánh đồng mẫu lớn”
Nói đến cái tên Lê Văn Dũng có lẽ dân thị trấn Kông Chro trước đây đã nhiều người biết. Nhưng biết là bởi chuyện khác, chứ trong nghề nông thì biệt hiệu “Dũng mía” mới nổi lên gần đây… Thực sự là chỉ trước đây vài giờ, nghe nói trồng mía lãi tiền tỷ tôi cứ bán tín bán nghi… Ngành mía đường đang vào thời điểm lao đao. Giá mía cây thu mua tại ruộng là 900.000 đồng/tấn (loại 10 chữ đường). Nếu năng suất đạt 60 tấn/ha như phổ biến ở đây, không cơ giới hóa được khâu làm đất, chăm sóc thì chỉ huề vốn… Vẫn biết lối ra duy nhất là tăng năng suất, giảm chi phí nhưng bí quyết là gì? Chẳng có gì cao xa cả. Dũng thực hiện cái mà người ta đã nói đến nhiều: Cánh đồng mẫu lớn…
Trăn trở với đất nghèo
Cơ giới hóa được toàn bộ khâu làm đất, chăm sóc; năng suất cao, giảm chí phí, nên lợi nhuận mà Lê Văn Dũng thu được tới 150 triệu đồng/ha mỗi chu kỳ - cao nhất toàn vùng… Cái lợi khác từ mô hình cánh đồng mẫu lớn là được nhà máy cho ứng trước công làm đất, giống, vật tư và bao tiêu sản phẩm… Dũng khẳng định chắc nịch rằng năm nay dù giá mía chỉ đến thế thì 150ha “cánh đồng mẫu lớn” vẫn cho lãi trên 4 tỷ đồng. Phần anh được chia hơn 1 tỷ đồng…
Quan điểm Lê Văn Dũng Năm nay dù giá mía chỉ đến thế thì 150ha “cánh đồng mẫu lớn” vẫn cho lãi trên 4 tỷ đồng. Phần tôi được chia hơn 1 tỷ đồng... |
Dân đã vậy, chính quyền dường như cũng chẳng quan tâm. “Tôi làm nông đã lâu mà chưa nghe ai đặt ra vấn đề này. Cái gốc của đất phải giữ trước rồi mới nói đến những việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi” – Dũng nói.
Cũng chính vì trình độ canh tác lạc hậu, thói quen làm việc tùy hứng của đồng bào dân tộc nên theo Dũng, để họ thoát được nghèo trên đồng đất của mình thì phải có người trực tiếp đứng ra tổ chức, hướng dẫn và quản lý cho họ.