Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạt

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạt
ừ tháng 4/2018 đến nay giá lợn tăng nhanh, giao động từ 50 – 56.000 đồng/kg nên tổng đàn trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng hơn 6%, tập trung chủ yếu là đàn lợn thịt.

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtChiều 29/8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi lợn, định hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Toàn tỉnh hiện có 145 cơ sở chăn nuôi liên kết quy mô lớn với tổng đàn 114.000 con; một số cơ sở tự chủ đã duy trì tổng đàn trên 100 con/hộ, hiện nay đã liên hệ mua con giống để tăng đàn.

Số lượng hộ chăn nuôi gia trại vẫn duy trì, quy mô ổn định từ 20 - 50 con/hộ, người chăn nuôi chưa ồ ạt tăng đàn, chỉ tập trung duy trì tổng đàn hiện có theo năng lực của hộ gia đình. Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bắt đầu đưa giống vào chăn nuôi nhưng không phát triển ồ ạt, chủ yếu mua con giống ¾ máu ngoại, rất ít hộ dân nuôi lợn thịt siêu nạc giai đoạn năm 2014-2016.

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtÔng Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, hộ chăn nuôi liên kết với Công ty CP có quy mô 1800 con/lứa): Chăn nuôi liên kết là chỗ dựa vững chắc nhất vì người chăn nuôi không phải lo về rủi ro, ổn định đầu ra

Từ đầu năm 2018 đến nay, khi thị trường tiêu thụ ổn định và giá tăng cao đã giảm bớt khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên, các cơ sở vẫn chưa tái đầu tư phục hồi được đàn lợn nái như quy mô ban đầu, một số cơ sở chỉ duy trì đàn lợn nái ở quy mô trên 100 con.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn tỉnh, qua kết quả khảo sát tại các lò mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, giết mổ trung bình trên 1.000 con lợn/ngày đêm phục vụ nhu cầu nội tỉnh.

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtÔng Phạm Minh Cảnh (thị trấn Cẩm Xuyên, nuôi lợn với quy mô 300 con nái và 2000 con lợn thịt): Giá lợn thịt thời điểm này tăng cao nên cơ sở của ông chỉ xuất bán 300 lợn giống, còn lại 300 nữa để nuôi lợn thịt vì mỗi con có lãi từ 700 – 800 nghìn đồng.

Hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, bất cập hiện nay như: một số cơ sở chăn nuôi lợn nái tự mở rộng quy mô để nuôi lợn thịt, do vậy nguy cơ ảnh hưởng về môi trường và dịch bệnh là rất lớn; số lượng lợn nái trong dân bị loại thải nhiều nên phải mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc gây khó khăn trong việc quản lý giống, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, hầu hết các HTX, THT chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ đã “phá vỡ các mối liên kết” trong thời gian chăn nuôi lợn khó khăn.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Trước dự báo giá tiêu thụ lợn thịt vẫn chưa ổn định nên các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến để khuyến cáo người dân không nên tái đàn ồ ạt. Việc đầu tư chăn nuôi phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đảm bảo chủ động, hiệu quả.

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtPhó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị liên kết với doanh nghiệp lớn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành NN&PTNT, địa phương tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị liên kết với doanh nghiệp lớn, đồng thời theo dõi các mô hình nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để xẩy dựng chính sách hỗ trợ kịp thời.

Mặt khác, quản lý chặt chẽ về quy hoạch, quy mô chăn nuôi tại các trang trại và tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn tiếp tục chăn nuôi nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh...

Theo baohatinh.vn