Nhiều lợi ích từ mô hình nuôi trùn quế
- Thứ năm - 08/11/2018 02:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ba Vì là thủ phủ chăn nuôi bò của Hà Nội. Ngoài ra, vài năm gần đây, phong trào chăn nuôi lợn, gia cầm trên địa bàn huyện cũng khá phát triển. Đi cùng với quá trình phát triển này là hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường do nguồn chất thải phát sinh trong chăn nuôi rất lớn. Xuất phát từ tồn tại đó, đầu năm 2018, anh Nguyễn Thế Hùng đã mạnh dạn vận động một số bạn bè, người quen thành lập HTX Trùn quế Tây Đằng. Đây là HTX đầu tiên của huyện Ba Vì nuôi trùn quế quy mô lớn theo phương thức công nghiệp. Thời điểm ban đầu, HTX có 7 thành viên, tổng nguồn vốn 350 triệu đồng.
Giám đốc HTX Trùn Quế Tây Đằng Nguyễn Thế Hùng chia sẻ: Kỹ thuật nuôi trùn quế khá đơn giản và dễ làm. Trùn quế thích hợp với môi trường ẩm, thức ăn chỉ là chất thải chăn nuôi, chất thải hữu cơ dạng phân hủy. Đây là loại có tốc độ sinh sản rất nhanh. Một cặp trùn trưởng thành, chỉ sau một năm có thể sinh sản khoảng 1.000 - 1.500 con, thời gian từ khi nuôi đến khi thu hoạch thường là 60 ngày. Khi cho trùn ăn, người chăn nuôi chỉ cần lưu ý ủ các loại phân vào nước vài ngày để trùn tránh bị đầy hơi.
Sau gần một năm đi vào hoạt động, đến nay, HTX có 2 cơ sở nuôi trùn quế với tổng diện tích 1.000m2. Trung bình mỗi tháng HTX bán ra thị trường khoảng 15 tấn phân vi sinh, thu lãi khoảng 20 triệu đồng. Để có đủ thức ăn cho trùn, HTX đã thu mua chất thải chăn nuôi tại các xã lân cận trên địa bàn huyện. Ngoài lợi ích về kinh tế, cải thiện môi trường, nuôi trùn quế còn có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp. Sử dụng phân vi sinh từ trùn quế làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những ưu điểm trên, phân bón vi sinh từ trùn quế hiện đang được các nhà vườn rất ưa chuộng trong chăm sóc cây trồng. Vì vậy, tiềm năng thị trường của sản phẩm này rất lớn. Hiện tại, HTX không đủ hàng để bán.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Hùng cho biết: HTX sẽ tập trung mở rộng diện tích nuôi trùn, không chỉ cung cấp phân bón vi sinh mà còn cung cấp trùn thành phẩm cho các trang trại chăn nuôi làm thức ăn cho gia cầm. “Với việc giải quyết tốt bài toán môi trường nông thôn, đem lại lợi ích kinh tế cao, mô hình nuôi trùn quế là hướng làm ăn hiệu quả cần nhân rộng trong thời gian tới” – anh Hùng kiến nghị.
Giám đốc HTX Trùn Quế Tây Đằng Nguyễn Thế Hùng chia sẻ: Kỹ thuật nuôi trùn quế khá đơn giản và dễ làm. Trùn quế thích hợp với môi trường ẩm, thức ăn chỉ là chất thải chăn nuôi, chất thải hữu cơ dạng phân hủy. Đây là loại có tốc độ sinh sản rất nhanh. Một cặp trùn trưởng thành, chỉ sau một năm có thể sinh sản khoảng 1.000 - 1.500 con, thời gian từ khi nuôi đến khi thu hoạch thường là 60 ngày. Khi cho trùn ăn, người chăn nuôi chỉ cần lưu ý ủ các loại phân vào nước vài ngày để trùn tránh bị đầy hơi.
Sau gần một năm đi vào hoạt động, đến nay, HTX có 2 cơ sở nuôi trùn quế với tổng diện tích 1.000m2. Trung bình mỗi tháng HTX bán ra thị trường khoảng 15 tấn phân vi sinh, thu lãi khoảng 20 triệu đồng. Để có đủ thức ăn cho trùn, HTX đã thu mua chất thải chăn nuôi tại các xã lân cận trên địa bàn huyện. Ngoài lợi ích về kinh tế, cải thiện môi trường, nuôi trùn quế còn có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp. Sử dụng phân vi sinh từ trùn quế làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những ưu điểm trên, phân bón vi sinh từ trùn quế hiện đang được các nhà vườn rất ưa chuộng trong chăm sóc cây trồng. Vì vậy, tiềm năng thị trường của sản phẩm này rất lớn. Hiện tại, HTX không đủ hàng để bán.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Hùng cho biết: HTX sẽ tập trung mở rộng diện tích nuôi trùn, không chỉ cung cấp phân bón vi sinh mà còn cung cấp trùn thành phẩm cho các trang trại chăn nuôi làm thức ăn cho gia cầm. “Với việc giải quyết tốt bài toán môi trường nông thôn, đem lại lợi ích kinh tế cao, mô hình nuôi trùn quế là hướng làm ăn hiệu quả cần nhân rộng trong thời gian tới” – anh Hùng kiến nghị.
Theo: Phương Nga/kinhtedothi.vn