Những chính sách khuyến khích hộ chăn nuôi áp dụng giải pháp xử lý chất thải
- Thứ ba - 27/03/2018 06:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chính sách chưa hấp dẫn
Ngành chăn nuôi phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, mà khí sinh học là giải pháp tháo gỡ đang được ưu tiên. Ảnh: N.V
Trong hàng loạt các giải pháp được đưa ra như giải pháp về vốn, về khoa học kỹ thuật, về hợp tác quốc tế... thì nhóm giải pháp thể chế, chính sách được xác định là có vai trò quan trọng nhất và mang tính quyết định. Tính bức thiết đòi hỏi phải xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ hơn, khoa học và hoàn thiện hơn được nhìn thấy ngay trong thực tế sản xuất chăn nuôi. |
Nghị định 210/2013 xác định 19 lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi và quản lý chất thải nông nghiệp, với mức hỗ trợ tài chính cao nhất lên đến 5 tỷ đồng/dự án. Tuy nghị định đã được ban hành hơn 4 năm nhưng kết quả thực hiện trên thực tế còn rất hạn chế, do đòi hỏi các thủ tục hành chính phức tạp. Cùng với đó, quy định hàng năm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải dành từ 2-5% ngân sách địa phương cho các nội dung này nên tính khả thi của nghị định rất thấp vì nguồn ngân sách địa phương của hầu hết các tỉnh đều rất hạn chế. Chính vì vậy các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư áp dụng các giải pháp xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi.
Thực tế cho thấy, đến nay cả nước chỉ có 4.424 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm dưới 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Nghị định 210 chỉ đạt 285 tỷ đồng cho 23 địa phương để thực hiện 64 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó khoản hỗ trợ cho mục đích xử lý chất thải chăn nuôi gần như không có.
Cần bám sát thực tiễn công tác xử lý chất thải chăn nuôi
Những năm vừa qua, biện pháp khí sinh học (KSH) được người dân và các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng trong việc xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập như: Tình trạng quá tải của hầm KSH dẫn đến việc chất thải chưa qua xử lý tràn ra môi trường; việc đốt, xả khí gas thừa làm tăng phát thải khí nhà kính; nước thải sau KSH chưa được xử lý triệt để đảm bảo các tiêu chuẩn để xả thải ra môi trường...
"Cần đổi mới chính sách hỗ trợ phát triển KSH, từ chỗ trước nay chính sách chỉ nhằm tập trung hỗ trợ việc xây hầm KSH, cần chuyển sang hỗ trợ và khuyến khích áp dụng chuỗi giá trị KSH trong đó bao gồm việc hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ cần thiết trong chuỗi giá trị,, ví dụ như máy tách phân, máy phát điện sử dụng KSH...”. Ông Bùi Bá Bổng– nguyên |
Ông Bùi Bá Bổng – nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng: “Cần đổi mới chính sách hỗ trợ phát triển KSH, từ chỗ trước nay chính sách chỉ nhằm tập trung hỗ trợ việc xây hầm KSH, cần chuyển sang hỗ trợ và khuyến khích áp dụng chuỗi giá trị KSH trong đó bao gồm việc hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ cần thiết trong chuỗi giá trị, ví dụ như máy tách phân, máy phát điện sử dụng KSH... Riêng việc sử dụng nước thải chăn nuôi đã qua xử lý cho mục đích làm phân hữu cơ hoặc tưới tiêu cần có quy chuẩn riêng vì việc áp dụng quy chuẩn QCVN 62 hoặc QCVN 08 đều không phù hợp trong khi QCVN 39 (chất lượng nước dùng cho tưới tiêu) đã hết hiệu lực”.
Theo ông Nguyễn Thế Hinh - Giám đốc Ban quản lý Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Lcasp): "Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Việt Nam là do sử dụng nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát cho gia súc, dẫn đến chất thải lỏng khó thu gom nên người dân xả trực tiếp ra môi trường. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã khẳng định, sử dụng nước thải sau hầm KSH tưới cho cây trồng rất tốt, cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất, chất lượng cao và giảm chi phí đầu tư cho phân bón”.
Chính vì vậy, theo ông Hinh, cần có các quy định luật pháp và chính sách khuyến khích hình thành các cơ sở kết hợp chăn nuôi - trồng trọt hoặc cơ sở chăn nuôi có liên kết với vùng sản xuất trồng trọt lân cận để tiếp nhận, sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ xử lý chất thải của cơ sở chăn nuôi”.
Việc bảo vệ, xử lý môi trường trong chăn nuôi gia súc gia cầm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để phát triển chăn nuôi bền vững, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Theo Ngọc Vân/danviet.vn