Những lưu ý khi đầu tư trang trại trồng nấm

Những lưu ý khi đầu tư trang trại trồng nấm
Việt Nam là đất nước có đầy đủ tiềm năng để sản xuất nấm theo mô hình trang trại. Tuy nhiên tại thời điểm này nhiều vùng miền chỉ thành công ở mô hình hộ gia đình và mới đang ở những bước đầu chuyển sang hình thức trang trại. Cần tính toán các yếu tố như vốn, mô hình, kiểu nhà, nhân công trước khi đầu tư một trang trại trồng nấm. Bài viết sau sẽ giúp độc giả rõ hơn về những vấn đề này.


Vốn càng mở rộng quy mô sẽ càng lớn

Các nhà đầu tư muốn sản xuất và kinh doanh nấm, ngoài trang trại sản xuất, phải có xưởng chế biến và bao gồm cả kênh phân phối, xuất khẩu đễ hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của mình. Mô hình kinh tế trang trại này có thể kết hợp nhiều nhà đầu tư để tiết giảm nhiều khâu trong quá trình nuôi trồng cây nấm.

Quy mô trang trại tùy thuộc vào nguyên liệu trồng và diện tích – Nguồn: linhchihansung.com
Quy mô trang trại tùy thuộc vào nguyên liệu trồng và diện tích – Nguồn: linhchihansung.com

Do bất kể vùng nào ở nước ta cũng đều dồi dào vùng nguyên liệu, lao động, đất đai, thời tiết khí hậu…Vì thế, mô hình trang trại trồng nấm nên được khởi lập ở ngoài đồng với diện tích từ 2000 – 4000m2. Với khoảng diện tích này, nhà đầu tư cần quy hoạch khu tập kết nguyên liệu, lán trại trồng nấm, khu xử lí bã thải, khu xưởng chết biến, hệ thống nước – điện – giao thông trong trang trại nấm.

Về nhân lực, ưu tiên lao động tại địa phương nhưng bắt buộc phải có trình độ, kỹ thuật, nắm bắt được cách tổ chức sản xuất và có kiến thức về thị trường tiêu thụ. Vào những đợt cao điểm như nuôi trồng hoặc thu hoạch, nên tập hợp thêm đội ngũ làm theo thời vụ. Nhà đầu tư có thể đăng tin tuyển dụng ở các trang tìm việc, làm thêm hoặc mua bán rao vặt Hà Nội, toàn quốc hoặc các tỉnh lân cận nơi đầu tư để có thêm nhiều sự lựa chọn cho nguồn nhân lực.

Nhà đầu tư cần hoạch toán rõ ràng và tính giá trung bình của sản lượng cho một trang trại trồng nấm. Ví dụ về nấm nam châm, một năm nếu trung bình nhà đầu tư thu hoặc được 10 tấn thì chi phí phải bỏ sẽ ở khoảng 70 triệu đồng. Nếu tính giá thị trường hiện nay, 10 tấn nấm nam châm sẽ bán giá khoảng 70 triệu đồng, chi phí khấu trừ toàn bộ là 50 triệu. Một năm, nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận ở khoảng 20 triệu/10 tấn nấm.

Như vậy, đồng vốn dao động cần có trước khi mở trang trại trồng nấm là khoảng 100 triệu đồng, trong đó, sẽ sử dụng thành vốn đầu tư (thuê ruộng, quy hoạch trang trại, làm nhà lán, xây lắp thiết bị sản xuất và sơ chế) và vốn lưu động (mua nguyên liệu, trả tiền công, mua giống…).

Tuy nhiên, để bảo đảm đầu ra, nhà đầu tư nên tìm hiểu thị trường, có thể xuất đi với giá sỉ hoặc lẻ. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội cũng là một thị trường lớn mà chủ đầu tư có thể sử dụng mua bán nhanh trong suốt quá trình nuôi trồng nấm.

Các kiểu nhà trồng nấm phổ biến

Đối với trang trại trồng nấm và tùy vào loại nấm mà nhà đầu tư chọn, đều có thể sử dụng hết các kiểu nhà trồng nấm dưới đây, lưu ý cho chủ đầu nên tìm hiểu diện tích và mua bán bất động sản tại các khu vực. Tuy nhiên, do hiện nay phải bảo đảm trồng nấm sạch và chất lượng, vì thế ngoài chọn kiểu nhà trồng phù hợp các nguyên liệu xây dựng cũng nên chú ý để đạt chuẩn cho đầu ra.

 Một kiểu nhà trồng nấm giống chữ A nhỏ - Nguồn: lienketviet.biz

Một kiểu nhà trồng nấm giống chữ A nhỏ – Nguồn: lienketviet.biz

Nhà đất trồng nấm hình chữ A có diện tích chiều dài khoảng 10 -20m, có cọc chính và phụ cách nhau 2m bằng các thanh tre cứng. Chiều rộng trên 2m và nên có lối đi ở giữa để thuận tiện cho việc chăm sóc. Nhà đầu tư nên sử dụng cọc tre, cây gỗ thẳng, đường kính từ 7-12cm có chiều dài 2.5m làm cột chính.

Các thanh tre, gỗ nhỏ làm nan dọc theo nhà, thanh dài 2.5m làm nan song song với cọc trụ. Mái nhà kiểu này nên sử dụng bằng mái nilong thứ sinh, phía trên để các loại lá mía, chuối để tạo độ mái. Mô hình trang trại trồng nấm theo kiểu nhà này nên quay đầu nhà vào hướng đông tây để tránh nóng. Loại này thường sử dụng cho nấm rơm hay nấm mỡ.

Đối với kiểu nhà chữ A lớn và có vòm thì sẽ nuôi trồng được hầu hết tất cả các loại nấm. Tuy nhiên, cần lưu ý kết cấu nhà để tránh gió bão. Sử dụng các cây vầu, hóp đá… để làm khung nhà vững chắc, chống gió bão trong mùa mưa.

Kiều nhà bình thường cho trang trại nấm

Chủ đầu tư có thể tận dụng các ngôi nhà hiện có, tạo độ mát, điều chỉnh lưu lượng ánh sáng là có thể nuôi trồng mọi loại nấm. Hoặc nếu xây mới, số lượng nhà cho mô hình kinh tế trang trại trồng nấm tùy vào mức vốn đầu tư và diện tích hiện có. Cần lưu ý kiến trúc của cột nhà luôn luôn bằng bê tông và nền nhà được lát bằng xi măng. Đặc biệt mái nhà để tạo độ mát thì phải phủ thật nhiều các loại cật tre, lá cọ, phủ bạt và nẹp rạ, lá mía….

Trước và sau mỗi đợt trồng cần phải vệ sinh thật kỹ càng quanh khu vực trang trại trồng nấm. Sử dụng nước vôi, bột lưu huỳnh hay phun foocmôn sau khi thu hoạch, điều này sẽ hạn chế sâu bệnh trong quá trình nuôi trồng ở lần kế tiếp.

Mô hình trồng nấm đạt hiệu quả cao của anh Trần Bá Diên, xã Thụy Duyên - Thái Thụy-Thái Bình –Nguồn:baothaibinh.com.
Mô hình trồng nấm đạt hiệu quả cao của anh Trần Bá Diên, xã Thụy Duyên – Thái Thụy-Thái Bình –Nguồn:baothaibinh.com.

Hiện nay, nghề trồng nấm đã được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia và đang nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Vì thế, các chủ đầu tư phải gắn chất lượng với thương hiệu của trang trại trồng nấm.

Khi nhắc đến mô hình kinh tế trang trại, các sản phẩm phải được nhà quản lí bảo đảm về chất lượng từ khâu chọn giống, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến thành phẩm, đặc biệt, ở nước ta, Nấm hiện nay lại là thực phẩm đang được ưa chuộng. Ví dụ điển hình là thương hiệu nấm ở tỉnh Thái bình đã dẫn vị trí tiên phong với 70 trang trại nấm và hàng nghìn hộ trồng

Theo /kinhnghiemmuaban.chotot.vn