Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Ưu tiên các sản phẩm chủ lực
- Thứ ba - 17/04/2012 05:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản xuất hoa lan theo công nghệ cao tại Công ty Flora, huyện Đan Phượng. Images: Văn Thắng
KT ĐT - Tại cuộc họp bàn về nông nghiệp công nghệ cao (CNC) sáng qua (11/4), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã nhấn mạnh, việc phát triển nông nghiệp CNC không nên làm tràn lan mà chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Ứng dụng chưa nhiều
Thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/1/2010 phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, đến nay trên địa bàn cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC. Đơn cử như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa cây cảnh tại TP Hồ Chí Minh; sản xuất nấm tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước mới chỉ có 3 doanh nghiệp được công nhận ứng dụng CNC là Công ty Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrovina (Dalat Hasfarm) và Công ty CP Thực phẩm sữa TH.
Theo ông Nguyễn Tấn Hinh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN&PTNT), hiện nay chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp và mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC có hiệu quả có thể áp dụng tại Việt Nam. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể để quy hoạch và xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Nguyên nhân là do thiếu hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC làm căn cứ cho các địa phương triển khai.
Trong khi đó, tiềm lực cả về kinh phí và nhân lực cho nghiên cứu, nhập khẩu phát triển nông nghiệp CNC cũng còn thiếu và yếu. Bất cập hiện nay là trong khi các khu công nghiệp, khu đô thị được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, điện, giao thông… nhưng phát triển khu nông nghiệp CNC lại chưa có cơ chế hỗ trợ tương tự. Điều này làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp.
Làm có trọng tâm, trọng điểm
Phát triển nông nghiệp CNC không chỉ giúp nâng cao năng suất, giá trị nông sản mà còn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó, để chương trình sớm đi vào cuộc sống, đại diện các bộ, ngành đều cho rằng cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ về vấn đề này. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ thích đáng để thu hút doanh nghiệp đầu tư, nhất là về thuế và đất đai.
Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang gấp rút chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp CNC và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trình Thủ tướng phê duyệt, dự kiến đến 1/6 sẽ hoàn thành. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng lưu ý, nông nghiệp CNC là một chương trình rất phức tạp, do đó không thể quy hoạch tràn lan mà phải lựa chọn các vùng có điều kiện thuận lợi nhất. Trước hết, có thể mỗi tỉnh làm một khu, chọn lựa và tập trung vào các sản phẩm chủ lực. "Chúng ta phải làm từng bước, làm đến nơi đến chốn chứ không thể đồng loạt triển khai tràn lan" - ông Bổng nói.
Với Hà Nội, địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao, việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân cư Thủ đô. Theo ông Nguyễn Tấn Hinh, hiện nay trên địa bàn thành phố đã có một số doanh nghiệp sản xuất hoa, rau an toàn, bò sữa theo hướng công nghiệp. Do đó, trong thời gian tới việc phát triển nông nghiệp CNC của Hà Nội nên tập trung vào những sản phẩm này để cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường Thủ đô.
KT ĐT - Tại cuộc họp bàn về nông nghiệp công nghệ cao (CNC) sáng qua (11/4), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã nhấn mạnh, việc phát triển nông nghiệp CNC không nên làm tràn lan mà chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Ứng dụng chưa nhiều
Thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/1/2010 phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, đến nay trên địa bàn cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC. Đơn cử như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa cây cảnh tại TP Hồ Chí Minh; sản xuất nấm tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước mới chỉ có 3 doanh nghiệp được công nhận ứng dụng CNC là Công ty Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrovina (Dalat Hasfarm) và Công ty CP Thực phẩm sữa TH.
Theo ông Nguyễn Tấn Hinh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN&PTNT), hiện nay chưa có nhiều CNC trong nông nghiệp và mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC có hiệu quả có thể áp dụng tại Việt Nam. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể để quy hoạch và xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Nguyên nhân là do thiếu hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC làm căn cứ cho các địa phương triển khai.
Trong khi đó, tiềm lực cả về kinh phí và nhân lực cho nghiên cứu, nhập khẩu phát triển nông nghiệp CNC cũng còn thiếu và yếu. Bất cập hiện nay là trong khi các khu công nghiệp, khu đô thị được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, điện, giao thông… nhưng phát triển khu nông nghiệp CNC lại chưa có cơ chế hỗ trợ tương tự. Điều này làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp.
Làm có trọng tâm, trọng điểm
Phát triển nông nghiệp CNC không chỉ giúp nâng cao năng suất, giá trị nông sản mà còn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó, để chương trình sớm đi vào cuộc sống, đại diện các bộ, ngành đều cho rằng cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ về vấn đề này. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ thích đáng để thu hút doanh nghiệp đầu tư, nhất là về thuế và đất đai.
Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang gấp rút chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp CNC và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trình Thủ tướng phê duyệt, dự kiến đến 1/6 sẽ hoàn thành. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng lưu ý, nông nghiệp CNC là một chương trình rất phức tạp, do đó không thể quy hoạch tràn lan mà phải lựa chọn các vùng có điều kiện thuận lợi nhất. Trước hết, có thể mỗi tỉnh làm một khu, chọn lựa và tập trung vào các sản phẩm chủ lực. "Chúng ta phải làm từng bước, làm đến nơi đến chốn chứ không thể đồng loạt triển khai tràn lan" - ông Bổng nói.
Với Hà Nội, địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao, việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân cư Thủ đô. Theo ông Nguyễn Tấn Hinh, hiện nay trên địa bàn thành phố đã có một số doanh nghiệp sản xuất hoa, rau an toàn, bò sữa theo hướng công nghiệp. Do đó, trong thời gian tới việc phát triển nông nghiệp CNC của Hà Nội nên tập trung vào những sản phẩm này để cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường Thủ đô.
Theo: tintuc.vnn.vn