Phòng trừ tổng hợp bệnh chết ẻo cây lạc
- Thứ tư - 24/07/2013 23:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cây lạc có nốt sần trên rễ làm giàu đạm cho đất nên là cây cải tạo đất lý tưởng trong chế độ canh tác luân canh, trồng xen với các cây trồng khác.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt bệnh chết ẻo do tập đoàn nấm đất phát sinh gây hại nặng trên cây lạc vụ xuân gây khó khăn cho người SX trong việc phòng trừ.
Kết quả phân lập của các nhà khoa học bệnh cây, trong đất trồng lạc tồn tại các loài nấm gây chết ẻo lạc như: Aspergillus, Sclerotium, Rhizoctonia, Fusarium, Lasiodiplodia, Pythium, Botrytis cinerea. Một số nấm như Aspergillus, Sclerotium tồn tại ở hạt và quả lạc có thể sinh độc tố Aflatoxin (Aspergillus) và axit oxalic (Sclerotium) gây hại cây và gây ngộ độc thực phẩm.
Cây bị bệnh do nấm
Theo số liệu thống kê, hàng năm vụ lạc xuân bệnh chết ẻo lạc do tập đoàn nấm đất gây hại hàng nghìn ha với tỷ lệ bệnh phổ biến 4 - 7%, cao 10 - 15%, cục bộ 25 - 30% đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và giảm năng suất.
Bệnh do tập đoàn nấm đất xuất hiện trong suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, từ giai đoạn cây con đến phân cành phần lớn cây bị bệnh do nấm Aspergillus niger và Lasiodiplodia theobromae, Botrytis cinerea... Giai đoạn ra hoa, củ non phần lớn do nấm Sclerotium rolfsii Sacc, Pythium, Fusarium, Rhizoctonia.
Biện pháp kỹ thuật mà người dân sử dụng là phun thuốc hóa học khi thấy cây đã héo vàng và đã chết, do vậy hiệu quả mang lại hiệu quả không cao, tốn kém tiền của công sức người dân, ô nhiễm môi trường sinh thái.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh cây Viện BVTV (Bộ NN- PTNT) cho thấy bệnh do tập đoàn nấm đất chỉ tiến hành thực hiện các biện pháp phòng thì mới mang lại hiệu quả.
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết ẻo
(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 148 ra ngày 25/07/2013)
Nguyễn Huy Khánh
Nguồn nongnghiep.vn