Sản xuất cà phê VietGAP, "rung đùi" chờ ngày thu thành quả
- Thứ ba - 16/02/2016 21:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm qua, cà phê tại Gia Lai vừa mất mùa, vừa mất giá khiến nhiều nông dân buồn so. Tuy nhiên, một số hộ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chịu đầu tư nên vẫn "rung đùi" chờ ngày thu thành quả.
Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000 ha cà phê, trong đó 76.000 ha cho thu hoạch, sản lượng đạt 187.000 tấn nhân. Tuy nhiên, do chủ yếu được sản xuất theo phương thức truyền thống tại các hộ riêng rẽ nên việc tiếp cận với các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, giá cao và bền vững là rất khó.
Cà phê phải chín đạt trên 80% mới được thu hái.
Đôi bên cùng hưởng lợi
Là một trong những người tiên phong ở xã Ia Tiêm tham gia mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Phan Bá Vượng (tổ hợp tác An Bình xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) cho biết, dù cà phê mất mùa song rẫy của anh và những người trong tổ hợp tác vẫn đạt trên 4 tấn nhân/ha. Có được kết quả trên là nhờ năm nay gia đình anh được tiếp cận với phương thức canh tác mới.
Theo anh Vượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chi phí ban đầu tốn kém hơn, chủ yếu là áp dụng khoa học kỹ thuật và tuân theo một quy trình rất ngặt nghèo. Đầu tiên, thay vì hái quả đồng loạt như trước đây, năm qua gia đình anh tiến hành thu hoạch đến 4 lần bởi phải đợi vườn cà phê chín đồng loạt nên tốn nhiều nhân công hơn.
“VietGAP quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến vườn cây như mua phân ở đâu, chủng loại, bón như thế nào, bón bao nhiêu. Còn thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải chẩn đoán đúng loại sâu, bệnh hại, từ đó xác định loại thuốc cần sử dụng. Thuốc phải được kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, sau khi dùng hết thì thu gom vỏ, bao bì để bảo vệ môi trường.
Khâu sơ chế, bảo quản sản phẩm cũng rất quan trọng, gia đình tôi phải đầu tư sân phơi xi măng, nhà kho theo quy trình. Sau khi thu hoạch sản phẩm đạt trên 80% quả chín, phải phơi cho hạt cà phê đạt ẩm độ 13%, sàng lọc tạp chất sao cho còn khoảng 1% rồi mới đóng bao cất vào kho”, anh chia sẻ.
Theo tính toán của anh Vượng, mô hình này có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn 20% song bù lại năng suất, chất lượng lại tăng hơn 30% so với trước nên thu nhập cũng cải thiện rất rõ rệt.
“Khi sản phẩm đã đạt được tất cả các tiêu chí trên, vấn đề đầu ra lúc này hết sức đơn giản, doanh nghiệp chế biến sẽ đến tận rẫy thu mua với giá cao hơn thị trường 2.000 đồng/kg tại bất kỳ thời điểm nào, không phải ngóng đợi người mua và bị chê ỏng chê eo như trước.
Đó là chưa kể, chi phí phân, thuốc do được mua tận gốc từ doanh nghiệp sản xuất nên cũng tiết kiệm được khá nhiều. Với mỗi tấn cà phê nhân, người nông dân lãi ròng thêm chừng 10 triệu đồng so với lối sản xuất truyền thống”, anh thổ lộ.
Theo tính toán, với 27 ha của 14 hộ trong tổ hợp tác An Bình, mỗi năm sẽ cho năng suất tầm 120 tấn cà phê nhân, theo cam kết, đơn vị thu mua sẽ hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tấn, nghĩa là tổ hợp tác An Bình sẽ thu thêm lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Mô hình cà phê VietGAP của tổ hợp tác An Bình.
Ông Ngô Tấn Giác, Công ty Cổ phần cà phê Thu Hà cho biết, vốn xuất phát là người trồng cà phê nên ông thấu hiểu được nỗi cơ cực của nông dân. Do đó, trong thâm tâm, ông luôn muốn giúp nông dân có thêm đồng lời mà khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng và đương nhiên là đôi bên cùng có lợi.
Năm qua, cà phê tại Gia Lai vừa mất mùa, vừa mất giá khiến nhiều nông dân buồn so. Tuy nhiên, một số hộ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chịu đầu tư nên vẫn "rung đùi" chờ ngày thu thành quả.Việc hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tấn cà phê nhân cộng thêm bao bì và cho nông dân trong tổ hợp tác An Bình ký gửi hàng, theo ông Giác thì doanh nghiệp vẫn không bị thiệt thòi.
“Trước đây, tôi thu mua cà phê thông qua hệ thống thương lái, năm nay thì bù thêm cho nông dân 2.000 đồng/kg thì cũng coi như là chi phí trung gian nhưng tin tưởng hơn bởi đây là cà phê sạch và chất lượng được đảm bảo.
“Thu Hà vừa hoàn thành nhà máy chế biến cà phê bột với công suất 10 tấn/ngày (trên 3.000 tấn/năm), bên cạnh đó cũng vừa ký một hợp đồng xuất khẩu 3.000 tấn sản phẩm ra nước ngoài nên hơn 100 tấn nguyên liệu của tổ hợp tác An Bình chỉ là con số nhỏ so với nhu cầu. Do đó, bất kỳ nông dân nào mạnh dạn tham gia sản xuất cà phê theo quy trình VietGAP, Thu Hà cũng sẵn sàng bao tiêu”, ông Giác tự tin cam kết.
Điều đặc biệt là khi sản phẩm không an toàn thì có thể truy nguyên được nguồn gốc như ai sản xuất, sản xuất ở đâu, sản phẩm ô nhiễm ở khâu nào. Chính những cái lợi này nên nếu rủi giá thị trường có xuống thấp hơn 25 triệu đồng/tấn, Thu Hà vẫn có thể thu mua cho nông dân tổ hợp tác An Bình với giá 30 triệu đồng/tấn”, ông Giác chia sẻ.
Để thu mua hết sản lượng cà phê của tổ hợp tác An Bình, ứng trước cho nông dân 70% tiền mặt như cam kết, Thu Hà phải chuẩn bị một lượng vốn lưu động khá lớn song ông Giác vẫn ung dung, bởi sản phẩm với chất lượng được chứng nhận như đã nêu, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Gia Lai đã cam kết bơm tiền không giới hạn, bất kỳ thời điểm nào để doanh nghiệp mua hàng cho nông dân.
Nhân rộng mô hình
Nói về mô hình này, ông Lê Huy Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Gia Lai cho biết, tiêu chí hướng đến của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Đây là mô hình mới triển khai tại Gia Lai từ năm 2014, có 2 hợp tác xã được xây dựng thí điểm là Chư Á và An Bình với tổng cộng gần 50ha, sản lượng trên 200 tấn cà phê nhân.
Mô hình đã phần nào giúp nông dân thay đổi kiểu canh tác lạc hậu, giúp người dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập, tăng cường trách nhiệm đối với cộng đồng. Do mô hình này có chi phí ban đầu cao, tiêu chuẩn ngặt nghèo nên nhiều nông dân chưa thấy được những lợi ích mà nó mang lại.
Bảo quản cũng có quy định khắt khe.
Chính vì vậy, có thể khẳng định, những nông dân tự nguyện tham gia mô hình này đều là người có tâm huyết và đạo đức với nghề nghiệp. Minh chứng rõ nét là doanh nghiệp thu mua không bao giờ kiểm soát quá trình sản xuất mà luôn tin tưởng vào người nông dân.
“Vai trò của Nhà nước ở đây là trung gian xúc tác, hỗ trợ liên minh, liên kết với công ty cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra tạo thành 1 chuỗi tương đối chặt chẽ, kiểm soát được nguy cơ. Điều thuận lợi của mô hình là nhiều doanh nghiệp đều sẵn sàng tham gia vì thấy được lợi ích song việc tìm ra nhóm hộ có nguyện vọng, tự nguyện tham gia liên minh, liên kết là rất khó nên vẫn chưa được triển khai rộng. Chính vì vậy, để nhân rộng mô hình này thì cả hệ thống chính trị cũng cần phải vào cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Hiện, giá cả luôn bấp bênh khiến nông dân chán nản dẫn đến chặt phá vườn cà phê để chạy theo những loại cây có giá trị cao hơn. Thiết nghĩ, để vùng quy hoạch nguyên liệu cà phê Gia Lai được đảm bảo, nhà chức trách cần có những cơ chế chính sách thích hợp để phát triển mô hình này, giúp nông dân hưởng lợi bền vững.
Đôi bên cùng hưởng lợi
Là một trong những người tiên phong ở xã Ia Tiêm tham gia mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Phan Bá Vượng (tổ hợp tác An Bình xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) cho biết, dù cà phê mất mùa song rẫy của anh và những người trong tổ hợp tác vẫn đạt trên 4 tấn nhân/ha. Có được kết quả trên là nhờ năm nay gia đình anh được tiếp cận với phương thức canh tác mới.
Theo anh Vượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chi phí ban đầu tốn kém hơn, chủ yếu là áp dụng khoa học kỹ thuật và tuân theo một quy trình rất ngặt nghèo. Đầu tiên, thay vì hái quả đồng loạt như trước đây, năm qua gia đình anh tiến hành thu hoạch đến 4 lần bởi phải đợi vườn cà phê chín đồng loạt nên tốn nhiều nhân công hơn.
“VietGAP quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến vườn cây như mua phân ở đâu, chủng loại, bón như thế nào, bón bao nhiêu. Còn thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải chẩn đoán đúng loại sâu, bệnh hại, từ đó xác định loại thuốc cần sử dụng. Thuốc phải được kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, sau khi dùng hết thì thu gom vỏ, bao bì để bảo vệ môi trường.
Khâu sơ chế, bảo quản sản phẩm cũng rất quan trọng, gia đình tôi phải đầu tư sân phơi xi măng, nhà kho theo quy trình. Sau khi thu hoạch sản phẩm đạt trên 80% quả chín, phải phơi cho hạt cà phê đạt ẩm độ 13%, sàng lọc tạp chất sao cho còn khoảng 1% rồi mới đóng bao cất vào kho”, anh chia sẻ.
Theo tính toán của anh Vượng, mô hình này có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn 20% song bù lại năng suất, chất lượng lại tăng hơn 30% so với trước nên thu nhập cũng cải thiện rất rõ rệt.
“Khi sản phẩm đã đạt được tất cả các tiêu chí trên, vấn đề đầu ra lúc này hết sức đơn giản, doanh nghiệp chế biến sẽ đến tận rẫy thu mua với giá cao hơn thị trường 2.000 đồng/kg tại bất kỳ thời điểm nào, không phải ngóng đợi người mua và bị chê ỏng chê eo như trước.
Đó là chưa kể, chi phí phân, thuốc do được mua tận gốc từ doanh nghiệp sản xuất nên cũng tiết kiệm được khá nhiều. Với mỗi tấn cà phê nhân, người nông dân lãi ròng thêm chừng 10 triệu đồng so với lối sản xuất truyền thống”, anh thổ lộ.
Theo tính toán, với 27 ha của 14 hộ trong tổ hợp tác An Bình, mỗi năm sẽ cho năng suất tầm 120 tấn cà phê nhân, theo cam kết, đơn vị thu mua sẽ hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tấn, nghĩa là tổ hợp tác An Bình sẽ thu thêm lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Ông Ngô Tấn Giác, Công ty Cổ phần cà phê Thu Hà cho biết, vốn xuất phát là người trồng cà phê nên ông thấu hiểu được nỗi cơ cực của nông dân. Do đó, trong thâm tâm, ông luôn muốn giúp nông dân có thêm đồng lời mà khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng và đương nhiên là đôi bên cùng có lợi.
Năm qua, cà phê tại Gia Lai vừa mất mùa, vừa mất giá khiến nhiều nông dân buồn so. Tuy nhiên, một số hộ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chịu đầu tư nên vẫn "rung đùi" chờ ngày thu thành quả.Việc hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tấn cà phê nhân cộng thêm bao bì và cho nông dân trong tổ hợp tác An Bình ký gửi hàng, theo ông Giác thì doanh nghiệp vẫn không bị thiệt thòi.
“Trước đây, tôi thu mua cà phê thông qua hệ thống thương lái, năm nay thì bù thêm cho nông dân 2.000 đồng/kg thì cũng coi như là chi phí trung gian nhưng tin tưởng hơn bởi đây là cà phê sạch và chất lượng được đảm bảo.
“Thu Hà vừa hoàn thành nhà máy chế biến cà phê bột với công suất 10 tấn/ngày (trên 3.000 tấn/năm), bên cạnh đó cũng vừa ký một hợp đồng xuất khẩu 3.000 tấn sản phẩm ra nước ngoài nên hơn 100 tấn nguyên liệu của tổ hợp tác An Bình chỉ là con số nhỏ so với nhu cầu. Do đó, bất kỳ nông dân nào mạnh dạn tham gia sản xuất cà phê theo quy trình VietGAP, Thu Hà cũng sẵn sàng bao tiêu”, ông Giác tự tin cam kết.
Điều đặc biệt là khi sản phẩm không an toàn thì có thể truy nguyên được nguồn gốc như ai sản xuất, sản xuất ở đâu, sản phẩm ô nhiễm ở khâu nào. Chính những cái lợi này nên nếu rủi giá thị trường có xuống thấp hơn 25 triệu đồng/tấn, Thu Hà vẫn có thể thu mua cho nông dân tổ hợp tác An Bình với giá 30 triệu đồng/tấn”, ông Giác chia sẻ.
Để thu mua hết sản lượng cà phê của tổ hợp tác An Bình, ứng trước cho nông dân 70% tiền mặt như cam kết, Thu Hà phải chuẩn bị một lượng vốn lưu động khá lớn song ông Giác vẫn ung dung, bởi sản phẩm với chất lượng được chứng nhận như đã nêu, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Gia Lai đã cam kết bơm tiền không giới hạn, bất kỳ thời điểm nào để doanh nghiệp mua hàng cho nông dân.
Nhân rộng mô hình
Nói về mô hình này, ông Lê Huy Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Gia Lai cho biết, tiêu chí hướng đến của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Đây là mô hình mới triển khai tại Gia Lai từ năm 2014, có 2 hợp tác xã được xây dựng thí điểm là Chư Á và An Bình với tổng cộng gần 50ha, sản lượng trên 200 tấn cà phê nhân.
Mô hình đã phần nào giúp nông dân thay đổi kiểu canh tác lạc hậu, giúp người dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập, tăng cường trách nhiệm đối với cộng đồng. Do mô hình này có chi phí ban đầu cao, tiêu chuẩn ngặt nghèo nên nhiều nông dân chưa thấy được những lợi ích mà nó mang lại.
Chính vì vậy, có thể khẳng định, những nông dân tự nguyện tham gia mô hình này đều là người có tâm huyết và đạo đức với nghề nghiệp. Minh chứng rõ nét là doanh nghiệp thu mua không bao giờ kiểm soát quá trình sản xuất mà luôn tin tưởng vào người nông dân.
“Vai trò của Nhà nước ở đây là trung gian xúc tác, hỗ trợ liên minh, liên kết với công ty cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra tạo thành 1 chuỗi tương đối chặt chẽ, kiểm soát được nguy cơ. Điều thuận lợi của mô hình là nhiều doanh nghiệp đều sẵn sàng tham gia vì thấy được lợi ích song việc tìm ra nhóm hộ có nguyện vọng, tự nguyện tham gia liên minh, liên kết là rất khó nên vẫn chưa được triển khai rộng. Chính vì vậy, để nhân rộng mô hình này thì cả hệ thống chính trị cũng cần phải vào cuộc”, ông Toàn chia sẻ.
Hiện, giá cả luôn bấp bênh khiến nông dân chán nản dẫn đến chặt phá vườn cà phê để chạy theo những loại cây có giá trị cao hơn. Thiết nghĩ, để vùng quy hoạch nguyên liệu cà phê Gia Lai được đảm bảo, nhà chức trách cần có những cơ chế chính sách thích hợp để phát triển mô hình này, giúp nông dân hưởng lợi bền vững.
Theo danviet.vn