Sâu keo mùa thu, dịch tả lợn châu Phi đe dọa nông nghiệp Tây Ninh

Sâu keo mùa thu, dịch tả lợn châu Phi đe dọa nông nghiệp Tây Ninh
Tình hình dịch bệnh tiếp tục lây lan trên cả cây trồng, vật nuôi trong khi liên kết tiêu thụ nông sản còn hạn chế, ngành nông nghiệp Tây Ninh đang đối diện nhiều khó khăn

Tại kỳ họp kỳ hợp thứ 12, Khóa IX, HĐND tỉnh Tây Ninh ngày 9/7, UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu năm ước thực hiện hơn 11.000 tỷ đồng, đạt 41% so với kế hoạch, không tăng so với cùng kỳ.

Tổng diện tích gieo trồng các cây hàng năm ước đạt 174.960ha, tương đương cùng kỳ. Trong đó diện tích gieo trồng tăng ở cây lúa, cây mì nhưng lại giảm ở cây bắp, cây mía.

 sau keo mua thu, dich ta lon chau phi de doa nong nghiep tay ninh hinh anh 1

                                       Bệnh khảm lá trên khoai mì tiếp tục phát sinh gây hại.

Mức độ lây nhiễm bệnh khảm lá tuy chỉ ở mức nhiễm nhẹ, triệu chứng bệnh có mạnh so với năm 2017, 2018 nhưng bệnh khảm lá trên khoai mì tiếp tục phát sinh gây hại.

Các đối tượng dịch hại mới như sâu keo mùa thu, sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ đang có nguy cơ xuất hiện, gây hại nên ngành nông nghiệp tỉnh đang khẩn trương các biện pháp chủ động phòng chống.

Tình hình chăn nuôi cũng có nhiều biến động. Trong đó nghề chăn nuôi trâu giảm do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp. Tổng đàn lợn có tăng nhưng chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra trên cả nước làm giá lợn hơi giảm liên tục và rất khó tiêu thụ. Mới đây nhất, ổ DTLCP đầu tiên cũng đã xuất tại Tây Ninh - tỉnh cuối cùng của khu vực phía Nam.

 sau keo mua thu, dich ta lon chau phi de doa nong nghiep tay ninh hinh anh 2

Ông Mai Văn Hải – Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đánh giá kết quả khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế.

Ông Mai Văn Hải – Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đánh giá các chương trình, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn hiện nay triển khai còn chậm. Kết quả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, hiệu quả và giá trị sản xuất chưa cao.

Hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp còn thiếu bền vững. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của người dân. Nhà máy chế biến rau quả Tanifood đã đi vào hoạt động nhưng việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và người dân địa phương còn rất ít.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thừa nhận, diễn biến DTLCP đã gây tác động lớn đến sản xuất, giá cả thịt lợn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất. Bên cạnh đó, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Hiện nhà máy chế biến rau quả Tanifood đã đi vào hoạt động với tổng công suất 150.000 tấn/năm. 6  tháng đầu năm, nhà máy này chỉ mới chế biến được 250 tấn sản phẩm.

 sau keo mua thu, dich ta lon chau phi de doa nong nghiep tay ninh hinh anh 3

                                        Tăng cường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học để phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Giai đoạn cuối năm, UBND tỉnh đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, mô hình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp năm 2019; tăng cường dự báo tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng chủ lực ở địa phương, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.

“Riêng đối với phòng chống dịch bệnh khảm lá khoai mì, cần tiếp tục rà soát, cập nhật tình hình sản xuất và dịch bệnh gây hại để thông tin tuyên đến người sản xuất. Tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP; thực hiện quy chế hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo môi trường sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học”, ông Ngọc cho biết.

Theo Nguyên Vỹ/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/sau-keo-mua-thu-dich-ta-lon-chau-phi-de-doa-nong-nghiep-tay-ninh-995195.html