Sẽ siết kiểm tra đầu ra sản phẩm nông nghiệp
- Thứ ba - 10/02/2015 19:20
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ NNPTNT đã chọn năm 2015 là năm trọng tâm về ATVSTP, vậy đến nay ngành đã có kế hoạch cụ thể như thế nào cho công tác này, thưa Thứ trưởng?
- Phải nói là hiện nay vấn đề ATVSTP đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, không chỉ với sản phẩm nông sản xuất khẩu mà còn cả với tiêu dùng trong nước. Trong đó, trách nhiệm lớn thuộc về Bộ NNPTNT trong việc kiểm soát vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Do đó, năm nay Bộ NNPTNT đã chính thức phát động năm ATVSTP.
Để giải quyết được vấn đề này, Bộ đã có kế hoạch cụ thể gì, đặc biệt là cơ chế, nguồn lực?
-Trước hết Bộ NNPTNT sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của năm ATVSTP trên toàn quốc. Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm điểm về kiểm soát 2 chuỗi cung ứng rau và thịt, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Công tác làm điểm sẽ được triển khai hết sức chặt chẽ, giúp người dân ở 2 thành phố này yên tâm hơn đối với các sản phẩm nông sản trọng dịp tết, sau đó chúng tôi sẽ nhân rộng ra các tỉnh, thành khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các vụ vi phạm về ATVSTP vẫn liên tục xảy ra là do chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh. Quan điểm của Thứ trưởng?
- Hiện nay, các chế tài xử lý về vi phạm trong lĩnh vực ATVSTP đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, ví dụ như nghị định xử lý vi phạm hành chính về ATVSTP theo Luật ATTP; Luật Quản lý chất lượng và các luật liên quan khác... Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý nghiêm thì hiện nay đang vướng ở khâu thực thi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ATVSTP trong năm 2015, Bộ có kiến nghị, đề xuất gì với các đơn vị khác?
Quan điểm Thứ trưởng Vũ Văn Tám Công tác đảm bảo ATVSTP trong năm 2015 cần tập trung vào các khâu giám sát, lấy mẫu rau, quả, thực phẩm… Nếu phát hiện sai phạm thì truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm”. |
Ngoài vấn đề ATVSTP, việc kiểm soát dịch bệnh của ngành nông nghiệp cũng rất quan trọng, vậy năm 2015 Bộ sẽ làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ này?
- Đúng là việc chủ động giám sát dịch bệnh để phòng từ xa đối với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản, dịch bệnh lây từ động vật sang người là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, công tác này còn gắn liền với mục tiêu giảm thiệt hại nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất được mùa, được giá, hỗ trợ cho thị trường…
Nhưng bất cập hiện nay là năng lực của bộ máy chuyên ngành phòng chống dịch bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu; việc trang bị kỹ thuật cho người chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Ngoài ra, hiện chúng ta cũng chưa sản xuất được đủ vaccine cho phòng trị bệnh nên thời gian tới, Bộ sẽ củng cố lại hệ thống thú y chuyên ngành; đào tạo tập huấn, cấp sổ tay hướng dẫn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con để phát triển sản xuất an toàn, hiệu quả.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!