Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Có sự tiếp tay?
- Thứ tư - 11/11/2015 02:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại hội nghị kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức ngày 10/11, lãnh đạo Cục đã phải thừa nhận, trước hết phải kiểm soát ngay từ nội bộ ngành!
Tự phối trộn
Vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bùng phát từ năm 2012 khiến Bộ NN&PTNT phải rốt ráo chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Sau đợt cao điểm truy quét, tình hình có vẻ tạm lắng nhưng từ cuối năm 2014 đến nay, việc sử dụng chất cấm lại gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, nhất là nhóm Salbutamon trong chăn nuôi lợn, gần đây là chất vàng ô trong chăn nuôi gia cầm.
Kết quả kiểm soát chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại 6 tỉnh trọng điểm trong năm 2014 gồm: Đồng Nai, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 13/250 mẫu dương tính
với chất Salbutamon, chiếm 5,2%. Trong 10 tháng năm 2015, Cục Chăn nuôi phối hợp với một số địa phương tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu TĂCN tại các nhà máy, đã phát hiện 1/19 mẫu dương tính với chất Salbutamon, chiếm 5,3%. Đáng chú ý, tỷ lệ phát hiện chất cấm nhiều nhất là tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Từ đầu năm đến nay, qua kiểm tra tại các địa phương có tới 106/587 mẫu nước tiểu lợn tại các cơ sở giết mổ dương tính với Salbutamon, chiếm 18,1%, tập trung tại Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Ông Nguyễn Viết Thái - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, qua nắm bắt dư luận, chất cấm không được trộn vào TĂCN tại nhà máy mà được bán dưới dạng từng gói nhỏ để về phối trộn khi cho lợn ăn.
Tại Hà Nội, với lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm lớn, thời gian qua được xem là một trong những "điểm nóng" về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với nhiều lần cảnh báo của các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT. Chia sẻ tại hội nghị, ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015. Qua kiểm tra nhanh (test) bằng kit có 21/404 mẫu dương tính với chất cấm, tuy nhiên khi tiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm thì đều có kết quả âm tính. Ông Đức cũng đặt nghi vấn, địa chỉ bán chất cấm trong chăn nuôi tập trung chủ yếu vào đối tượng là các đại lý bán TĂCN, thuốc thú y.
Làm trong sạch từ đội ngũ thú y
Diễn biến nhức nhối của tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua không chỉ nóng trong dư luận mà còn cả nghị trường Quốc hội khi liên tiếp nhiều đại biểu truy vấn hai Tư lệnh ngành nông nghiệp và y tế. Tình trạng này có nguyên nhân từ phía người chăn nuôi vô tình hoặc cố ý đưa chất cấm vào thức ăn để tạo nạc, tạo màu cho sản phẩm thịt vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đáng quan ngại nhất chính là đội ngũ cán bộ thú y tiếp tay cho vi phạm này. Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT, thậm chí cả Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo ngăn chặn, xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi suốt thời gian qua nhưng tình trạng này vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm.
Chia sẻ về việc này, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi đau đáu mối trăn trở về những bất cập đang tồn tại trong ngành và quả quyết: "Ngay trong nội bộ ngành phải làm trong sạch đội ngũ rồi mới có thể làm tốt công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi được". Theo đó, ông Vân đề nghị các địa phương phải kiểm tra toàn bộ hệ thống cán bộ chăn nuôi, thú y đến cấp xã, nếu phát hiện tiếp tay cho sử dụng chất cấm phải xử lý nghiêm khắc. Đồng thời các ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ nhằm ngăn chặn tận gốc vấn nạn sử dụng chất cấm, không thể để coi thường luật pháp như hiện nay.
Tự phối trộn
Vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bùng phát từ năm 2012 khiến Bộ NN&PTNT phải rốt ráo chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Sau đợt cao điểm truy quét, tình hình có vẻ tạm lắng nhưng từ cuối năm 2014 đến nay, việc sử dụng chất cấm lại gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, nhất là nhóm Salbutamon trong chăn nuôi lợn, gần đây là chất vàng ô trong chăn nuôi gia cầm.
Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua thực phẩm. Ảnh: Phạm Hùng |
Một thống kê sơ bộ của Cục Chăn nuôi cho thấy, có tới 80% người bán thuốc thú y là cán bộ trong ngành và chính lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận, không loại trừ một bộ phận cán bộ vì lợi ích kinh tế đã tư vấn và bán cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm. Nghi vấn này không phải là không có cơ sở, bởi mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có văn bản chỉ đạo rà soát lại toàn bộ hệ thống cán bộ thú y, nếu phát hiện sai phạm, hình thức cao nhất được áp dụng là buộc thôi việc. |
Tại Hà Nội, với lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm lớn, thời gian qua được xem là một trong những "điểm nóng" về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với nhiều lần cảnh báo của các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT. Chia sẻ tại hội nghị, ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015. Qua kiểm tra nhanh (test) bằng kit có 21/404 mẫu dương tính với chất cấm, tuy nhiên khi tiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm thì đều có kết quả âm tính. Ông Đức cũng đặt nghi vấn, địa chỉ bán chất cấm trong chăn nuôi tập trung chủ yếu vào đối tượng là các đại lý bán TĂCN, thuốc thú y.
Làm trong sạch từ đội ngũ thú y
Diễn biến nhức nhối của tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua không chỉ nóng trong dư luận mà còn cả nghị trường Quốc hội khi liên tiếp nhiều đại biểu truy vấn hai Tư lệnh ngành nông nghiệp và y tế. Tình trạng này có nguyên nhân từ phía người chăn nuôi vô tình hoặc cố ý đưa chất cấm vào thức ăn để tạo nạc, tạo màu cho sản phẩm thịt vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đáng quan ngại nhất chính là đội ngũ cán bộ thú y tiếp tay cho vi phạm này. Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT, thậm chí cả Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo ngăn chặn, xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi suốt thời gian qua nhưng tình trạng này vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm.
Chia sẻ về việc này, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi đau đáu mối trăn trở về những bất cập đang tồn tại trong ngành và quả quyết: "Ngay trong nội bộ ngành phải làm trong sạch đội ngũ rồi mới có thể làm tốt công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi được". Theo đó, ông Vân đề nghị các địa phương phải kiểm tra toàn bộ hệ thống cán bộ chăn nuôi, thú y đến cấp xã, nếu phát hiện tiếp tay cho sử dụng chất cấm phải xử lý nghiêm khắc. Đồng thời các ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ nhằm ngăn chặn tận gốc vấn nạn sử dụng chất cấm, không thể để coi thường luật pháp như hiện nay.
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội: Tăng cường kiểm tra Hà Nội hiện được xếp vào tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về chăn nuôi với đàn trâu bò 166.000 con, đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm hơn 20 triệu con. Hiện nay, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng tinh vi, phức tạp, khó nhận biết. Do đó, thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo thanh kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y cũng như các trang trại, hộ chăn nuôi, chợ đầu mối. Đồng thời, phía Sở cũng sẵn sàng phối hợp với các ban, ngành liên quan để kiểm soát chặt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Ông Nguyễn Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở, huyện Hoài Đức: Công khai các cơ sở vi phạm Qua theo dõi thông tin trên báo chí, tôi được biết việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì dư lượng hóa chất độc hại tồn đọng trong cơ thể. Tuy nhiên, thực tế nhiều người chăn nuôi hiện nay không biết chất cấm là chất gì vì họ thường mua thức ăn tổng hợp ở các đại lý bán TĂCN. Vấn đề là các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, nếu phát hiện vi phạm phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Khi đó, người chăn nuôi chắc chắn sẽ tẩy chay đại lý vi phạm và người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm sử dụng chất cấm. Chị Đỗ Thị Mai Hương, phường Quang Trung, quận Hà Đông: Cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ các loại chất cấm Thời gian gần đây, mỗi khi đi chợ mua thực phẩm, tôi rất lo lắng vì đọc những thông tin liên quan đến sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Có lúc, gia đình tôi phải nhờ người thân ở quê chuyển thịt gà, thịt lợn ra để dùng dần. Tôi mong muốn được thông tin đầy đủ hơn về các chất cấm trong chăn nuôi và cách nhận biết chất cấm như thế nào. Nếu nghi ngờ thực phẩm nhiễm chất cấm, chúng tôi có thể mang đến thử nghiệm ở đâu và chi phí thế nào. |
Thắng Văn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn