Thị xã Hồng Lĩnh : Xuất hiện dịch lỡ mồm long móng trên đàn gia súc ở phường Đậu Liêu.
- Thứ hai - 18/03/2013 20:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phun hóa chất các loại phương tiện ra vào vùng có dịch
Là hộ dân có số lượng đàn chăn nuôi trâu bò trên 10 con, hàng năm bà Hồ Thị Hà ở tổ dân phố 8 – Phường Đậu Liêu chấp hành rất nghiêm chỉnh việc tiêm phòng cũng như công tác vệ sinh chuồng trại. Nhưng do tập quán chăn nuôi thả rông nên khi đàn trâu bò xuất hiện dịch lỡ mồm, long móng đã không phát hiện ra. Bà Hà cho biết : “Lúc đầu từ 1 con bị bệnh đến nay gia đình bà có 5 con bò và 3 con trâu bị lây bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên bà thấy đàn trâu bò của mình bị loại bệnh như thế này nên rất lo lắng điều trị”
Tính đến ngày 13/3/ 2013, trên địa bàn phường Đậu Liêu đã có 59 con trâu, bò của hơn 20 hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Mặc dầu UBND Thị xã Hồng Lĩnh đã chỉ đạo UBND phường Đậu Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và khống chế nhưng do thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho dịch bệnh lây lan, là thời điểm vắc xin tiêm phòng năm 2012 đã hết hiệu lực, cùng với tập quán chăn nuôi bầy đàn thả rông nên nguy cơ lây nhiểm bệnh Lỡ mồm long móng rất nhanh. Bên cạnh đó, lực lượng thú y cơ sở mỏng, hoạt động không đều tay nên từ ban đầu duy nhất dịch chỉ xuất hiện Tổ dân phố 8 đã lây lan sang các Tổ dân phố khác trong phường.
Ông Lê Văn Cầu - Giám đốc Trung tâm KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã Hồng Lĩnh, cho biết thêm: “Sau khi phát hiện Trung tâm đã phối hợp với Phường tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng bệnh, thành lập các chốt ra vào và phân công cán bộ trực 24/24 giờ, tiến hành phun hóa chất, vôi bột vùng có dịch. Bên cạnh đó, thị xã đã huy động nhân dân ra quân làm vệ sinh môi trường, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng”
Trao đổi thêm về vấn đề này: Ông Nguyễn Văn Hổ - Chủ tịch UBND thị xã cho biết : “Để khống chế và dập tắt dịch Lỡ mồm long móng bảo vệ an toàn đàn vật nuôi, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã; các cơ quan, ban ngành có liên quan các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và cả hệ thống chính trị phường triển khai thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp trong việc ngăn chặn, không chế và dập tắt dịch Lỡ mồm long móng cũng như các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác; Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong thời gian dịch đang diện biếp phức tạp, cần vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mỗ gia súc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chủ động áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn, mua bán, tiêu thụ gia súc, sản phẩm từ gia súc có nguồn gốc rõ ràng; công khai cơ chế chính sách hỗ trợ người chăn nuôi khi có dịch xảy ra để người dân được biết hợp tác thực hiện. Bên cạnh đó, các phường xã chỉ đạo Trưởng Ban chăn nuôi thú y, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Thôn chủ động kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lỡ mồm long móng tại các khu vực chăn nuôi tập trung, có mật độ cao, vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao; đồng thời thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển qua địa bàn; quy trình kiểm soát giết mỗ theo quy định. Thường xuyên báo cáo UBND kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân chủ quan, lơ là không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND, ngày 27/2/2013 của UBND thị xã, đảm bảo chất lượng và đạt 100% chỉ tiêu được giao; thường xuyên tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh hoặc hết thời hạn miễn dịch.Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh; khi có dịch phải thông báo ngay với cơ quan chuyên môn, tuyệt đối không được dấu dịch; chỉ đạo tổ dân phố, thôn triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Nếu địa phương nào dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND thị xã”
Trong thời gian này, Thị xã Hồng Lĩnh đang chỉ đạo các cấp, các nghành và các địa phương tập trung cao cho công tác phòng chống dịch. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, vùng có ổ dịch, vùng có nguy cơ phát dịch cao nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh trên đàn gia súc gây ra../.
Tính đến ngày 13/3/ 2013, trên địa bàn phường Đậu Liêu đã có 59 con trâu, bò của hơn 20 hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Mặc dầu UBND Thị xã Hồng Lĩnh đã chỉ đạo UBND phường Đậu Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và khống chế nhưng do thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho dịch bệnh lây lan, là thời điểm vắc xin tiêm phòng năm 2012 đã hết hiệu lực, cùng với tập quán chăn nuôi bầy đàn thả rông nên nguy cơ lây nhiểm bệnh Lỡ mồm long móng rất nhanh. Bên cạnh đó, lực lượng thú y cơ sở mỏng, hoạt động không đều tay nên từ ban đầu duy nhất dịch chỉ xuất hiện Tổ dân phố 8 đã lây lan sang các Tổ dân phố khác trong phường.
Ông Lê Văn Cầu - Giám đốc Trung tâm KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã Hồng Lĩnh, cho biết thêm: “Sau khi phát hiện Trung tâm đã phối hợp với Phường tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng bệnh, thành lập các chốt ra vào và phân công cán bộ trực 24/24 giờ, tiến hành phun hóa chất, vôi bột vùng có dịch. Bên cạnh đó, thị xã đã huy động nhân dân ra quân làm vệ sinh môi trường, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng”
Trao đổi thêm về vấn đề này: Ông Nguyễn Văn Hổ - Chủ tịch UBND thị xã cho biết : “Để khống chế và dập tắt dịch Lỡ mồm long móng bảo vệ an toàn đàn vật nuôi, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã; các cơ quan, ban ngành có liên quan các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và cả hệ thống chính trị phường triển khai thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp trong việc ngăn chặn, không chế và dập tắt dịch Lỡ mồm long móng cũng như các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác; Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong thời gian dịch đang diện biếp phức tạp, cần vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mỗ gia súc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chủ động áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn, mua bán, tiêu thụ gia súc, sản phẩm từ gia súc có nguồn gốc rõ ràng; công khai cơ chế chính sách hỗ trợ người chăn nuôi khi có dịch xảy ra để người dân được biết hợp tác thực hiện. Bên cạnh đó, các phường xã chỉ đạo Trưởng Ban chăn nuôi thú y, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Thôn chủ động kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lỡ mồm long móng tại các khu vực chăn nuôi tập trung, có mật độ cao, vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao; đồng thời thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển qua địa bàn; quy trình kiểm soát giết mỗ theo quy định. Thường xuyên báo cáo UBND kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân chủ quan, lơ là không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND, ngày 27/2/2013 của UBND thị xã, đảm bảo chất lượng và đạt 100% chỉ tiêu được giao; thường xuyên tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh hoặc hết thời hạn miễn dịch.Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh; khi có dịch phải thông báo ngay với cơ quan chuyên môn, tuyệt đối không được dấu dịch; chỉ đạo tổ dân phố, thôn triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Nếu địa phương nào dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND thị xã”
Trong thời gian này, Thị xã Hồng Lĩnh đang chỉ đạo các cấp, các nghành và các địa phương tập trung cao cho công tác phòng chống dịch. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, vùng có ổ dịch, vùng có nguy cơ phát dịch cao nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh trên đàn gia súc gây ra../.
Bài và ảnh: Thu Hằng – Cẩm Hà