Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tháng 2/2014
- Thứ hai - 17/02/2014 19:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến tháng 1/2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo năm 2013 đạt 471.1 triệu tấn, tăng 1,64 triệu tấn so với năm 2012 (469,5 triệu tấn). Trong khi đó tổ chức Lương nông Quốc tế FAO lại dự báo sản lượng gạo năm 2013 đạt 493,6 triệu tấn, tăng 3,4 triệu tấn so với năm 2012.
Mặt khác, theo Hội đồng Ngũ cốc Thế giới cho biết sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới tăng lần lượt là 0,8% và 1% trong 5 năm tới 2018-19. Lượng gạo dự trữ vẫn tiếp tục dồi dào mặc dù tỷ lệ dự trữ/tiêu thụ giảm từ 23% niên vụ 2013/14 xuống còn 21% niên vụ 2018-19. Lượng gạo giao dịch trên thế giới mỗi năm tăng 2,5% từ niên vụ 2013-14 đến nên vụ 2018-19 do nhu cầu ở châu Âu tiếp tục tăng.
1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm giao vào cuối tháng 1 với giá 440 USD/tấn, tăng 4% so với 425 USD/tấn tháng trước và gỉảm 21% so với 555 USD/tấn cùng kỳ năm 2013.
Chính phủ Thái Lan quyết định ngưng chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân vào cuối tháng 2/2014. Chính phủ đang đứng trước sức ép phải trả nợ tiền mua lúa của nông dân. Dự kiến sẽ trả dứt điểm vào 15/1/2014, nhưng phải đến hết tháng 1 và của tiếp tục gia hạn thêm do thiếu tiền. Nông dân trồng lúa Thái cũng tiếp tục phản đối vì họ cần tiền để trả nợ vay ngân hàng và trang trải các chi phí cho thời vụ sắp tới. Trong khi đó nông dân trồng lúa cũng muốn kéo dài thời gian trả nợ (debt-moratorium) vay khắc phục lũ năm 2011 thêm 3 năm nửa, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính. Họ còn yêu cầu chính phủ giải phóng gấp lượng gạo tồn kho, bán với giá thấp để có tiền trả nợ nông dân.
Ngành chức năng Thái Lan dự kiến tổ chức bán đấu 400.000 tấn gạo các loại vào đầu tháng 2 theo giá thị trường nhưng bị chậm trể về thủ tục. Do đó sẽ khởi động vào đầu tháng 2. Chính phủ Thái cho biết trong tháng 1/2014 đã giải phóng được 1 triệu tấn gạo, trong đó có 860.000 tấn giao cho doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu theo đơn đặt hàng, còn lại 110.000 tấn gạo bán qua bộ phận ngoại tệ nông nghiệp tháng (Agricultural Futures Exchange of Thailand). Trung Quốc hủy hợp đồng mua 1,2 triệu tấn gạo của Thái sau khi Ban phòng chống tham nhũng Thái điều tra về giao dịch mua bán này. Nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn tiếp tục nhập khẩu gạo Thái.
Chính phủ Thái hiện đang phải đối mặt với việc chạy tìm nguồn kinh phí chi trả cho nông dân. Ban quản trị Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã đã từ chối đề nghị của Bộ trưởng Tài chính sử dụng tiền lãi của ngân hàng chi trả cho nông dân. Chính phủ cũng phát hành trái phiếu trị giá 75 tỷ baht (tương đương 2.27 tỷ USD) để có tiền mua lúa cho niên vụ 2013-14 (tháng 10/2013 – 9/2014), nhưng chỉ huy động được phân nửa số tiền. Mặt khác, Hội đồng Quốc gia Thái cho chính phủ vay 130 tỷ baht (tương đương 4 tỷ USD) bằng cổ phiếu để chi trả tiền lúa cho nông dân. Chính phủ Philippines có thể xem xét việc mua gạo của Thái nếu chính phủ gia hạn Hiệp định cung ứng gạo với Philippines đã hết hạn năm 2013
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu gạo Thái năm 2013 chỉ có 6,6 triệu tấn, gỉảm 5% so với 6.9 triệu tấn năm 2012, và gỉảm 17% so với kế hoạch ban đầu của chính phủ 8 triệu tấn. trong khi đó, Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái hy vọng sang năm 2014 sẽ xuất được 8 triệu tấn.
2. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm được giao vào cuối tháng 1 với giá 415 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn so với tháng trước và gỉảm 3% so với năm 2013, với giá kỹ lục 430 USD/tấn.
Giá gạo bán sỉ Ấn Độ trong tháng 1/2014 giảm còn 446 USD/tấn (tương đương 9.410 đồng/kg) gỉảm 4% so với 473 USD/tấn (tương đương 9.980 đồng/kg) tháng 12/2013 and tăng 1% so với 423 USD/tấn (tương đương 8.925 đồng/kg) vào tháng 1/ 2013. Nguyên nhân giá gạo tăng do Bộ Tài chính xếp gạo vào danh sách hàng nông nghiệp chịu mức thuế dịch vụ 12,36%.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 3 năm liên tiếp và đạt 10,5 triệu tấn năm 2013, kế đến là Việt Nam 7,2 triệu tấn và Thái Lan 6,6 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo năm 2014 xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ chiếm 25% lượng gạo giao dịch thế giới ước khoảng 40,2 triệu tấn, mặc dù sản lượng năm 2014 có giảm chút ít.
Trong khi đó, gạo basmati xuất khẩu Ấn Độ đạt 4 triệu tấn niên vụ 2013-14 (tháng 4 đến tháng 3), cao nhất và tăng 12,5% so với 3.5 triệu tấn niên vụ 2012-13, do nhu cầu tăng cao, đặc biệt các nước Trung Đông như Á Rập Saudi, Kuwait và Iran. Gạo basmati Ấn Độ xuất sang Iran tăng 77% so với cùng kỳ năm trước trong thời gian từ tháng 4-9/2013.
Mặt khác, chính phủ Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc của một số nước trong đó có Mỹ và Pakistan rằng gạo và lúa mì xuất khẩu của Ấn Độ được trợ cấp. Vào cuối tháng 1, Mỹ, Pakistan và Canada yêu cầu gạo xuất khẩu của Ấn Độ phải tuân theo qui định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), các trợ cấp chỉ nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước.
Lượng gạo thu mua của chính phủ Ấn Độ niên vụ 2012-13 (tháng 10 đến tháng 9) giảm còn 34,1 triệu tấn, gỉảm 15% so với kế hoạch 40.2 triệu tấn và gỉảm 3% so với 35 triệu tấn thu mua trong niên vụ 2011-12. Mục tiêu thu mua gạo niên vụ 2013-14 dự kiến 34,5 triệu tấn, nhưng chỉ đạt 31-32 triệu tấn.
Đến tháng 1/ 2014, lượng gạo dự trữ của Ấn Độ lên đến 29,85 triệu tấn (trong đó có 15,15 triệu tấn lúa được qui ra gạo), gỉảm 7% năm 2012. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo niên vụ 2013-14 đạt 103 triệu tấn, gỉảm 2% so với 105.3 triệu tấn niên vụ 2011-12, trong khi đó tiêu thụ lên đến 95 triệu tấn nhiệm vụ 2013-14, tăng 2% so với 93,3 triệu tấn niên vụ 2011-12.
3. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm giao vào cuối tháng 1 giá 405 USD/tấn, gỉảm 1% so với tháng trước và tăng 4% so với năm 2013. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt do giá giảm và nguồn cung dồi dào. Theo VFA, Việt Nam dự kiến xuất được khoảng 6,5 - 7 triệu tấn năm 2014, so với 6,88 triệu tấn năm 2013. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo năm 2013 ước đạt 27,7 triệu tấn trong khi xuất khẩu được 7,5 triệu tấn năm 2013, cao hơn số liệu của Việt Nam do tính luôn phần tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc.
Việt Nam xuất được 307.000 tấn gạo vào tháng 1/2014, gỉảm 24% so với cùng kỳ năm 2013. Đạt giá trị 127.5 triệu USD, gỉảm 31% so với cùng kỳ năm 2013, với giá 415 USD/tấn. Những nước mua gạo của Việt Nam là Philippines, Trung Quốc và các nước châu Phi. Sang tháng 2 Việt Nam hy vọng sẽ xuất được 300.000-350.000 tấn gạo. Nhưng để đạt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, mỗi tháng cần xuất được 583.000 tấn.
Mặt khác, chính phủ cũng có kế hoạch chuyển 130.000 ha lúa sang cây trồng khác như đậu nành, bắp như là một phần trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng lúa vẫn ước đạt 43,4 triệu tấn do năng suất cao bù vào phần diện tích giảm.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm được giao vào cuối tháng 1 với giá 395 USD/tấn, tăng 1% so với tháng trước và gỉảm 7% so với năm 2013. Pakistan đang cố gắng tăng xuất khẩu gạo qua Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Vào đầu tháng 1, Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Pakistan (REAP) viếng thăm Trung Quốc nhằm thương thuyết tăng lượng gạo xuất khẩu. Pakistan đã có Hiệp ước Thương mại tự do và hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc, với lợi thế đó, Trung Quốc hy vọng xuất khẩu được 0,7 - 1 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14 (tháng 7 đến tháng 6), tăng 19% - 70% so với 589,277 tấn gạo niên vụ 2012-13.
Mặt khác, các nhà xuất khẩu gạo Pakistan hy vọng xuất khẩu gạo lức sang EU tăng đáng kể dưa vào Chương trình ưu đải thuế quan phổ cập của châu Âu (EUs generalized scheme of preferences - GSP) dành cho những nước đang phát triển được miễn giảm thuế khi vào thị trường châu Âu. Pakistan đã xuất được 52.000 tấn gạo lức sang châu Âu trong niên vụ 2013-14 (tháng 7đến tháng 6) nay dự kiến xuất thêm 250.000 tấn gạo lức do được miễn giảm thuế.
5. Campuchia
Gạo Campuchia 5% tấm được giao vào cuối tháng 1 với giá 455 USD/tấn, gỉảm 2% so với tháng trước. Campuchia xuất được 21.536 tấn gạo trong tháng 1/2014, gỉảm 16% so với 25,726 tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm 2013. Thái Lan không nằm trong danh sách 32 nước mua gạo hàng đầu của Campuchia trong tháng 1/2014. Năm 2013, Thái nằm trong 6 nước hàng đầu mua gạo của Campuchia
Campuchia sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu xuất khẩu 1triệu tấn gạo vào năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này gặp phải trở ngại là thiếu cơ sở hạ tầng. Năm 2013 Campuchia xuất khẩu được 380.000 tấn gạo.
Trong khi đó, Ủy ban thương mại Liên minh châu Âu phủ nhận các cáo buộc gạo nhập khẩu từ Campuchia có pha trộn gạo của nước khác. Vào tháng 10/2013, Ủy viên thương mại EU đã bày tỏ quan ngại về các cáo buộc có đến 30% nhập khẩu gạo từ Campuchia có thể có nguồn gốc từ Việt Nam. Nhưng cũng có nguy cơ Campuchia sẽ mất thị trường lớn nhất ở châu Âu là Ý. Chính phủ Ý yêu cầu Liên minh châu Âu ngưng miễn thuế nhập khẩu đối với Campuchia và Myanmar vì 2 nước này có nhập vũ khí. Ý là nước sản xuất gạo lớn nhất của Liên minh châu Âu hiện đang xem xét xuất xứ các hóa đơn nhập khẩu gạo để trình duyệt lên Hội đồng vào tháng 2
Các nhà xuất khẩu gạo Campuchia đã đạt được thỏa thuận với các doanh nghiệp Hàn Quốc về xuất gạo Jasmine. Trong tháng 1/2014, Campuchia đã xuất được 5.000 tấn gạo Jasmine qua Hàn Quốc trị giá 2 triệu USD.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo Campuchia niên vụ 2013-14 đạt 4,9 triệu tấn, tăng 6.5% so với 4.6 triệu tấn niên vụ 2012-13.
6. Trung Quốc
Tổng cục Thuế quan Trung Quốc cho biết năm 2013 đã nhập 2,24 triệu tấn gạo, gỉảm 5% so với 2,36 triệu tấn năm 2012. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ lại cho rằng Trung Quốc phải nhập đến 3,4 triệu tấn gạo, họ dựa trên nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước lên đến 146 triệu tấn, tăng 14% so với 144 triệu tấn năm 2012. Tuy nhiên sản lượng gạo sản xuất trong nước lại giảm 10,5% , từ 143 triệu tấn năm 2012 xuống còn 141,5 triệu tấn năm 2013 do thời tiết bất lợi.
7. Philippines
Sản lượng lúa Philippines năm 2013 đạt 18.44 triệu tấn, gỉảm 1,56 triệu tấn hay 8% so với mục tiêu của Chương trình Tự túc Lương thực 20 triệu tấn của chính phủ. Tuy nhiên, sản lượng này tăng 2% so với 18,03 triệu tấn năm 2012. Trong khi đó sản lượng lúa của nửa năm đầu 2014 (tháng 1-6) tăng thêm 8,43 triệu tấn (4,53 triệu tấn tháng 1-3 và 3,9 triệu tấn tháng 4-6), tăng 5,4% so với 7,99 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2013.
Đến 1/12/ 2013, dự trữ gạo Philippines lên đến 2,49 triệu tấn, gỉảm 5% so với 2,62 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2012. Do giá gạo trong nước quá cao, chính phủ Philippines phải thành lập Đội đặc nhiệm chống buôn lậu gạo, gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ nông nghiệp, Cơ quan Lương thực Quốc gia và Cục Hải quan. Trong khi đó Bộ Nông nghiệp phát động chương trình giảm giá thành sản xuất lúa xuống còn 5 peso/kg ( (tương đương 0,11 USD/kg hay 2.320 đồng/kg) với điều kiện năng suất đạt 10 tấn/ha. Năng suất lúa của Philippines hiện nay là 4 tấn/ha nên giá thành của họ là 11-12 Peso/kg (tương đương 0,24-0,26 USD/kg hay 5.064-5.486 đồng/kg). Hội người tiêu dùng Philippines yêu cầu chính phủ công khai và trong sạch hóa việc nhập khẩu gạo, chống buôn lậu gạo để bảo vệ nông dân trồng lúa Philippines. Chính phủ cũng có kế hoạch chuyển từ tự túc lương thực sang khuyến khích nông dân canh tác các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao hơn.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines bắt đầu tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp để nhập khẩu 163.000 tấn gạo từ Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Úc từ 1/2/2014
8. Indonesia
Chính phủ Indonesia dự kiến mua 3,85 triệu tấn gạo của nông dân năm 2013, tăng 6% so với 3,62 triệu tấn mua năm 2012. Trong khi đó, đến tháng 1/2014, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia thông báo năm 2014 sẽ không cần thiết phải nhập khẩu gạo. Sản lượng lúa ước đạt 76,57 triệu tấn (tương đương 42,5 triệu tấn gạo) vào năm 2014, tăng 8% so với 70.87 lúa (tương đương 39 triệu tấn gạo) năm 2013. Indonesia còn có kho dự trữ 2 triệu tấn gạo đến cuối năm 2013.
Mặt khác, Ban Kiểm toán Nhà nước của Indonesia (BPK) cho biết sẽ điều tra tất cả các quan điểm việc nhập khẩu khoảng 16.000 tấn gạo trắng thường gây tranh cãi từ Việt Nam năm 2013.
Nguyễn Phước Tuyên
Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp