Tình hình sâu bệnh trên cây trồng có diễn biến xấu
- Thứ ba - 30/10/2012 22:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cụ thể, sâu bệnh trên cây lúa phát triển mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là bệnh rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ với tổng diện tích nhiễm lên tới 43 nghìn ha; nhiễm nặng gần 7 nghìn ha; mất trắng 1,2 ha. Trong đó, diện tích nhiễm trên lúa hè thu – mùa là gần 36 nghìn ha; nặng gần 7 nghìn ha; mất trắng 1,2 ha phân bố tại vùng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; miền Trung; diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông – Mùa tại Nam bộ là 7.279 ha. Bên cạnh đó, sâu đục thân 2 chấm cũng phát triển tương đối nhiều. Tổng diện tích nhiễm 42,5 nghìn ha, nặng 3.210 ha; mất trắng 2,28 ha; trong đó, diện tích nhiễm chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Bộ (cao hơn nhiều so cùng kỳ năm trước). Đặc biệt, bệnh khô vằn gây hại chủ yếu tại các vùng trên cả nước với tổng diện tích nhiễm 178,5 nghìn ha, nơi nhiễm nặng lên tới hơn 19 nghìn ha; mất trắng 0,2 ha. Trong đó, trên vụ Hè Thu – Mùa diện tích nhiễm 174,5 nghìn ha; nặng 19.209,2 ha; mất trắng 0,2 ha phân bố tại Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; miền Trung; trên vụ Thu Đông – Mùa tại Nam Bộ diện tích nhiễm 3.926 ha. Ngoài các đối tượng gây hại chính trên lúa nêu trên còn có chuột, ốc bươu vàng, bệnh đen lép hạt, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện khắp các vùng trong cả nước. Thống kê sơ bộ của Cục bảo vệ Thực vật, diện tích do chuột hại trên 8 ngàn ha, ốc bươu vàng 15,5 nghìn ha; bệnh đen lép hạt nhiễm gần 9 ngàn ha... Trước tình hình sâu bệnh có diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân áp dụng một số biện pháp phòng trừ như thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trừ hiệu quả các đối tượng sâu bệnh, không để bùng phát thành dịch; bón phân NPK đảm bảo tỷ lệ cân đối; tập trung làm cỏ sục bùn giúp cho cây lúa khoẻ, tăng khả năng đề kháng sâu bệnh.
| |||