“Trải thảm” thu hút vốn đầu tư ngoại vào nông nghiệp
- Thứ tư - 11/05/2016 04:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thời gian gần đây đã có nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu và mở rộng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, kể từ khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được các bên thông qua.
Các địa phương cũng đang ráo riết mở rộng cửa, thu hút vốn đầu tư ngoại vào nông nghiệp, đặc biệt là các ngành thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao…
Dồn dập đón nhà đầu tư nước ngoài
Cuối tháng 4.2016, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas J. Vilsack đến thăm và làm việc với Bộ NNPTNT Việt Nam, tìm cách đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ngoài việc hội đàm với Bộ trưởng NNPTNT Việt Nam, phái đoàn của ông Thomas J. Vilsack cũng đến làm việc với ngành nông nghiệp TP.HCM, tìm hiểu các mặt hàng nông sản được bày bán tại một siêu thị ở quận 7...
Trước đó, đầu tháng 4.2016, Hiệp hội Thương mại Nông nghiệp miền Tây Mỹ (WUTASA) cùng các thành viên là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp 13 bang miền Tây Mỹ đã đến công tác tại Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài gần một tuần với sứ mệnh mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp miền Tây Mỹ xuất khẩu các sản phẩm nông – lương đến Việt Nam.
Trong khi đó, phát biểu tại diễn đàn gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp năm 2016, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, hai lĩnh vực mà nhà đầu tư Nhật Bản đang đặc biệt quan tâm ở Việt Nam là lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm và nông nghiệp.
Theo vị này, các nhà đầu tư Nhật Bản đang “xếp hàng” đăng ký đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc nông sản, chăn nuôi… Riêng năm 2015, vốn đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp đã chiếm 6% trong tổng số 1,3 tỷ USD vốn đầu tư mới. Đặc biệt, dù nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư mới nhưng đã đứng thứ ba về tổng số vốn cam kết trong năm qua, chỉ thấp hơn lĩnh vực chế tạo và xây dựng.
“Trải thảm” mời nhà đầu tư ngoại
Tại phía Nam, với lợi thế cơ sở hạ tầng phát triển, tiếp giáp với TP.HCM, Đồng Nai là địa phương thu hút được khá nhiều các dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp. Kế Đồng Nai, Bình Dương cũng là “địa chỉ đỏ” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Thông tin từ Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico), phân khu 3D (Khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao Thọ Vực, thuộc xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) thuộc dự án Khu liên hợp công nông nghiệp Đồng Nai (Agropark) đã lấp đầy bởi các dự án chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao. Trong đó, có 2 dự án liên doanh giữa Agropark và các nhà đầu tư Hàn Quốc đang được đẩy nhanh tốc độ thực hiện.
Trong đó, dự án trồng, xuất khẩu chuối với vốn đầu tư 5 triệu USD với mục tiêu bước đầu là trồng 95ha chuối chất lượng cao và tiến tới liên kết với nông dân phát triển lên 2.000ha trong năm sau. Dự án trung tâm chăn nuôi bò và chế biến sữa cũng đã thành lập Công ty CP Chăn nuôi bò và chế biến sữa Đồng Nai (Domilk) đang triển khai trồng cỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng để tổ chức trại sản xuất giống với vốn đầu tư 100 tỷ đồng.
Ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương này quyết tâm thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức 1 tỷ USD trong năm 2016. Để thực hiện mục tiêu này, Đồng Nai dốc nguồn lực thực hiện các đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chủ động phối hợp, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch…
Qua các dự án và mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, xu hướng đầu tư vào các ngành nông nghiệp sạch, thực phẩm chế biến sạch đang được các nhà đầu tư quan tâm. Điển hình như thương vụ hợp tác giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam, mới đây đã có bước đi mới khi hai doanh nghiệp hàng đầu này chính thức khai trương Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh tại Hà Nội.
Hoặc mới đây một đoàn gồm 13 doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội sản xuất, xuất khẩu thịt lợn sạch sang Canada, khi mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 lên tới 230%, đã đặt ra nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Ông David Lennarz - Phó Chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Mỹ), cũng cho biết rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch. Nguyên nhân của làn sóng đầu tư này bắt nguồn từ việc nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, Registrar Corp đã rót vốn đầu tư và hợp tác với 400 doanh nghiệp nội trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sạch với chất lượng cao. Phần lớn sản phẩm từ các dự án này được xuất khẩu sang Mỹ, một phần để tiêu thụ trong nước.
Dồn dập đón nhà đầu tư nước ngoài
Cuối tháng 4.2016, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas J. Vilsack đến thăm và làm việc với Bộ NNPTNT Việt Nam, tìm cách đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ngoài việc hội đàm với Bộ trưởng NNPTNT Việt Nam, phái đoàn của ông Thomas J. Vilsack cũng đến làm việc với ngành nông nghiệp TP.HCM, tìm hiểu các mặt hàng nông sản được bày bán tại một siêu thị ở quận 7...
Trước đó, đầu tháng 4.2016, Hiệp hội Thương mại Nông nghiệp miền Tây Mỹ (WUTASA) cùng các thành viên là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp 13 bang miền Tây Mỹ đã đến công tác tại Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài gần một tuần với sứ mệnh mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp miền Tây Mỹ xuất khẩu các sản phẩm nông – lương đến Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Thomas J. Vilsack (trái) tìm hiểu mô hình kinh doanh thực phẩm tại một siêu thị ở quận 7 (TP.HCM). Ảnh: T.H
Ông Jim Barbee - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp bang Nevada đồng thời là Chủ tịch WUSATA cho rằng, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm nông – lương chất lượng cao của Mỹ. Đây là thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp miền Tây Mỹ - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng hợp tác với Việt Nam.Trong khi đó, phát biểu tại diễn đàn gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp năm 2016, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, hai lĩnh vực mà nhà đầu tư Nhật Bản đang đặc biệt quan tâm ở Việt Nam là lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm và nông nghiệp.
Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm tại Việt Nam. Nếu thương vụ đầu tư này thành công, thì sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có 1 trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam. |
“Trải thảm” mời nhà đầu tư ngoại
Tại phía Nam, với lợi thế cơ sở hạ tầng phát triển, tiếp giáp với TP.HCM, Đồng Nai là địa phương thu hút được khá nhiều các dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp. Kế Đồng Nai, Bình Dương cũng là “địa chỉ đỏ” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Thông tin từ Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico), phân khu 3D (Khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao Thọ Vực, thuộc xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) thuộc dự án Khu liên hợp công nông nghiệp Đồng Nai (Agropark) đã lấp đầy bởi các dự án chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao. Trong đó, có 2 dự án liên doanh giữa Agropark và các nhà đầu tư Hàn Quốc đang được đẩy nhanh tốc độ thực hiện.
Trong đó, dự án trồng, xuất khẩu chuối với vốn đầu tư 5 triệu USD với mục tiêu bước đầu là trồng 95ha chuối chất lượng cao và tiến tới liên kết với nông dân phát triển lên 2.000ha trong năm sau. Dự án trung tâm chăn nuôi bò và chế biến sữa cũng đã thành lập Công ty CP Chăn nuôi bò và chế biến sữa Đồng Nai (Domilk) đang triển khai trồng cỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng để tổ chức trại sản xuất giống với vốn đầu tư 100 tỷ đồng.
Ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương này quyết tâm thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức 1 tỷ USD trong năm 2016. Để thực hiện mục tiêu này, Đồng Nai dốc nguồn lực thực hiện các đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chủ động phối hợp, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch…
Qua các dự án và mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, xu hướng đầu tư vào các ngành nông nghiệp sạch, thực phẩm chế biến sạch đang được các nhà đầu tư quan tâm. Điển hình như thương vụ hợp tác giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam, mới đây đã có bước đi mới khi hai doanh nghiệp hàng đầu này chính thức khai trương Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh tại Hà Nội.
Hoặc mới đây một đoàn gồm 13 doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội sản xuất, xuất khẩu thịt lợn sạch sang Canada, khi mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 lên tới 230%, đã đặt ra nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Ông David Lennarz - Phó Chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Mỹ), cũng cho biết rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch. Nguyên nhân của làn sóng đầu tư này bắt nguồn từ việc nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, Registrar Corp đã rót vốn đầu tư và hợp tác với 400 doanh nghiệp nội trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sạch với chất lượng cao. Phần lớn sản phẩm từ các dự án này được xuất khẩu sang Mỹ, một phần để tiêu thụ trong nước.
Theo danviet.vn