Triển khai nhiều mô hình cho nông dân áp dụng
- Thứ tư - 13/01/2016 04:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai 160 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt - nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp...
Vịt biển, giống vật nuôi mới.
Triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, từ tháng 8/3013 đến nay, hệ thống khuyến nông của tỉnh Quảng Nam đã triển khai 160 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt - nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp.
Về trồng trọt, khuyến nông cùng xắn tay với các địa phương dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn SX lúa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào SX. Toàn tỉnh hiện có 150 cánh đồng SX lúa hàng hóa, với hơn 5.000 ha. Hệ thống khuyến nông tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm.
Chuyển đổi SX lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.
Ông Võ Văn Nghi, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam cho hay, trung tâm đã phối hợp với 30 DN ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con SX cánh đồng lớn, giá trị gia tăng hơn 30% so với SX lúa bình thường. Vụ ĐX 2014 - 2015, trung tâm thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng giống lạc L23 tại thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình với diện tích 20ha, năng suất đạt 36 - 40 tạ/ha.
Đây là mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao, xét về giá trị kinh tế trồng lạc cao gấp 3 - 4 lần so với SX lúa. Cụ thể tổng chi phí đầu tư cho 1 sào lạc hết 1,9 triệu đồng, cây lúa 1,2 triệu đồng, trong khi đó lạc cho thu 4 triệu đồng, lúa 1,6 triệu đồng. Tính ra, lãi ròng 1 sào lạc 2,1 triệu đồng, lúa chỉ 400.000 đồng.
Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lạc đem
Về chăn nuôi, khuyến nông Quảng Nam thực hiện các mô hình quản lý dịch bệnh dựa vào cộng đồng, thành lập các câu lạc bộ chăn nuôi để bà con trao đổi kinh nghiệm SX. Triển khai chăn nuôi trên đệm lót sinh học, xây dựng hệ thống biogas...
Về lâm nghiệp, trung tâm đẩy mạnh các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình trồng lâm sản. Từ năm 2013, thực hiện mô hình trồng keo nuôi cấy mô tại các huyện Tiên Phước, Núi Thành, Đông Giang, Tây Giang, Đại Lộc… Hiện keo chưa đến chu kỳ khai thác, nhưng qua đánh giá cho thấy trữ lượng gỗ cao gấp 1,5 lần so trồng keo bình thường.
Về thủy sản, triển khai mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My. Trước năm 2013 trên hồ không có một lồng cá nào. Từ khi khuyến nông triển khai đến nay có hơn 100 lồng. Việc phát triển thủy sản trên lòng hồ tạo công ăn việc làm cho bà con mất đất do xây dựng thủy điện...
Về đánh bắt, khuyến nông thực hiện chương trình trang bị máy dò ngang, lưới rê ba lớp và hầm bảo quản PU. Từ vài máy dò ngang của mô hình, đến nay hàng trăm ngư dân đã tự bỏ tiền trang bị. Mặc dù mới triển khai mô hình hầm bảo quản PU nhưng người dân hưởng ứng rộng rãi.
Theo Nongnghiep.vn