VASEP: Xóa "thẻ vàng" IUU ngay trong năm 2018 chưa hẳn... tốt
- Thứ ba - 25/09/2018 09:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hiệp hội Vasep đưa ra quan điểm riêng như thế bên lề hội nghị đánh giá 1 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU tổ chức tại TP.HCM, ngày 25.9.
Đánh giá chung, đại diện Vasep cho biết các ngành cho tới Chính phủ đã giải quyết một khối lượng lớn công việc liên qua. Thời điểm hợp lý để xóa thẻ vàng có thể là cuối năm 2019 chứ không thể xong ngay trong năm nay. Việc chống thẻ vàng IUU là cần thiết nhưng quan trọng hơn là phải chuyển hướng nghề khai thác sang bền vững, có trách nhiệm. Việc xóa thẻ vàng quá nhanh có khi lại gây tâm lý chủ quan.
Trong nước cũng có hàng ngàn tàu thuyền, phần lớn là nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo bà Sắc, lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở khi việc quản lý tàu thuyền đánh bắt khai thác hải sản còn nhiều bề bộn, nhất là ở cấp quản lý các sở ngành, các cảng cá địa phương.
Việt Nam có truyền thống trong nghề đánh bắt thuỷ hải sản. Trong nước cũng có hàng ngàn tàu thuyền, phần lớn là nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Bà Sắc cho rằng nên tập trung nhân sự vào tái tạo, hoàn chỉnh lại hệ thống quản lý và tăng cường trang bị thiết bị định vị kết nối ghe thuyền.
"Dù biết nguồn ngân sách hạn hẹp, chúng ta cần bàn cơ chế phối hợp cụ thể giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Động thái này là cần thiết để dánh động cho châu Âu biết nỗ lực của chúng ta”, bà Sắc đề xuất.
Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ phần mềm, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, kết nối các cảng cá. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo báo cáo từ Vasep, xuất khẩu hải sản bị tác động đáng kể sau thẻ vàng. Riêng với thị trường EU, xuất khẩu hải sản chiếm 12 - 15% tổng xuất khẩu hải sản cả nước. Xuất khẩu hải sản 8 tháng đầu năm đạt 252 triệu USD, giảm 25%. Xuất khẩu có chiều hướng giảm sâu và liên tục trong trong 2018, chỉ còn 4 - 20%.
Sản phẩm chủ lực cá ngừ là mặt hàng duy nhất tăng trưởng dương cao nhất. Nhưng so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn đáng kể. Năm 2018 tăng từ 20 - 34% thì 2018 chỉ tăng 1 - 20%.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro, xuất khẩu sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số qua các tháng nhưng giá trung bình tăng là do nguồn cung khan hiếm. Xuất khẩu cá ngừ có giá trị cao hơn do giá trung bình xuất khẩu cao hơn năm trước từ 5 – 7%.
Xuất khẩu sang Mỹ giảm 6% còn 139 triệu USD, chiếm 33%. Sau khi Mỹ đặt ra chương trình kiểm soát SIMP có hiệu lực đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp lo ngại không biết sẽ có thị trường lớn nào nữa đặt ra rào cản kiểm soát tiếp theo.
Mực và bạch tuột xuất sang EU cũng liên tục giảm sâu từ 9 – 41% bỡi tác động rõ rệt từ IUU với mức tăng trưởng dao động không ổn định.
Trung tâm Vasep.Pro đưa ra dự báo xuất khẩu hải sản khai thác sang EU sẽ tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm, ảnh hưởng kết quả xuất khẩu nói chung.
Các đại biểu tham dự hội nghị thống nhất tiếp tục kiến nghị sửa đổi Thông tư 02 nhằm tháo gỡ các vướng mắc chống IUU. Ảnh: Nguyên Vỹ
Xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm đạt 1,35 tỷ USD, tăng 7%. “Với xu hướng như thế, dự báo cuối năm xuất khẩu hải sản 1,8 tỷ USD. Cả năm sẽ đạt 3,2 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đưa ra 3,3 tỷ USD từ đàu năm”, bà Hằng cho biết.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp và đại diện Ban quản lý cảng cá địa phương đồng ý phải tiếp tục kiến nghị sửa đổi Thông tư 02 năm 2018 của Bộ NNPTNT để thuận lợi và thống nhất chống khai thác IUU. Thực tế, Thông tư ra đời sớm nhưng việc triển khai không đồng nhất ở các địa phương. Doanh nghiệp không xin được giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản (NLTS) tại cảng cá do vướng mắc về quy định trong hồ sơ xác nhận nguồn gốc NLTS. Việc kiểm tra “dàn hàng ngang” 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu còn nhiều bất cập. |