Xử lý nước mặn bằng điện từ cho cây ăn quả.

Bài này tác giả trình bày trường hợp xử lý nước mặn bằng điện từ cũng do tác giả Mahmoud Hozayn (2010) thực hiện tại Ai Cập, nhưng ứng dụng tưới cho cây ăn quả.
Sử dụng nước ngầm có hàm lượng muối là 6.000ppm (tức là 6g/lít hay 0,6%). Nước có hàm lượng muối như vậy, nếu được qua xử lý từ tính kết hợp với phân đầy đủ thì cả cây Olives (oliu) và các cây họ cam quýt đều sinh trưởng và phát triển khá tốt. Lý do chính là khi nước mặn này được xử lý từ giúp cho chất dinh dưỡng dễ tiêu ở trong đất mà cây có thể huy động và sử dụng được sẽ nhiều hơn. Ví dụ: Bảng 1: Ảnh hưởng của xử lý mặn bằng từ tính đến hàm lượng dinh dưỡng huy động được quanh bộ rễ cây (ppm):   Cây trồng             Chất dinh dưỡng huy động được quanh vùng rễ (ppm)              N              P              K             Fe đ/chứng Xử lý đ/chứng Xử lý đ/chứng Xử lý đ/chứng Xử lý Oliu 515 770 80 180 46 98 32 114 Quýt - - 73 145 94 160 8 30 Từ số liệu trong bảng 1 cho thấy rằng ở công thức có xử lý nước mặn bằng điện từ thì hàm lượng N,P,K và Fe dễ tiêu được huy động đến quanh vùng rễ nhiều hơn. Do được xử lý, hàm lượng muối giảm xuống, độ pH được giảm xuống nên rễ cây được bảo vệ tốt, lại có sẵn chất dễ tiêu nên cây dễ dàng hấp thu. Nhờ vậy mà cây tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Bảng 2: Ảnh hưởng việc xử lý nước bằng từ trường trong các vườn cây ăn quả đến sự phân bố dinh dưỡng trên lớp đất mặt và lớp đất kế (dễ tiêu ppm): Công thức Độ sâu (cm)              P               K             Fe                                                         Cây táo Có xử lý 0-20 189 180 157 205 80 44 20-50 115 130 164 126 51 37   Không xử lý 0-20 158 96 71 65 19 30 20-50 35 44 50 18 13 12 Cây Oliu Có xử lý 0-20 168 261 105 261 85 41 20-50 121 300 180 305 47 39   Không xử lý 0-20 216 182 71 147 21 28 20-50 67 98 18 16 10 10 Trong bảng 2 ở trên cũng chứng minh rằng công thức được xử lý mặn bằng từ tính giúp cho chất dinh dưỡng không những ở lớp đất mặt 0 - 25cm,mà ngay cả lớp đất sâu từ 20 - 50cm cũng có chất dinh dưỡng được huy động nhiều hơn. Đó là lợi thế quan trọng đối với vùng đất có hàm lượng muối ít hơn. Tuy nhiên hiệu ứng này chính là nhờ tác dụng khi nước được nhiễm từ tính, thì tính chất vật lý của nước mặn đã được biến đổi, tạo thành loại nước có khả năng oxy hóa khữ mạnh hơn, tốt hơn nên kéo theo là tác động đến cả các loại khoáng nằm trong lớp đất được nước cung cấp đến cũng có phản ứng dây chuyền mà thay đổi thành phần của nó, làm cho dinh dưỡng ở dạng dễ di động và dễ tiêu nhiều hơn so với công thức đối chứng. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 3 về nguồn lợi nước trên môi trường đất khô cằn năm 2008 và diễn đàn về nguồn nước khối Ả Rập lần thứ nhất với tiêu đề: "Ứng dụng công nghệ điện từ vào việc điều chỉnh nước ngầm nhiễm mặn để tưới cho cây trồng trên hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn", nhóm tác giả đã trình bày các thí nghiệm và thực nghiệm làm với lúa mì, đại mạch, lúa mì Tritical, cà chua, ớt, bắp cải, hành, đậu trứng chim, cây lanh, cây cỏ Lantil, cây Oliu và cây quýt. Sử dụng phương pháp tưới phun và nhỏ giọt. Sử dụng để xử lý hạt giống và tưới trực tiếp cho cây. Xử lý nước bằng từ tính trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những điều lợi sau: Làm giảm độ mặn của nước và đất. Nước mặn có thể dùng để tưới cho cây. Giảm mức tiêu thụ phân bón. Giảm số lượng vật tư sử dụng. Nâng cao hệ số sử dụng nước ( lượng nước dùng ít hơn). Làm giảm tỷ lệ sâu bệnh phá hại trên cây. Rút ngắn thời gian sinh trưởng (từ gieo trồng đến ra hoa, kết quả). Nâng cao năng suất cây trồng. Cải thiện chất lượng của nông sản tốt hơn. Nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng trên đất bị nhiễm mặn.
 
Nguồn: NongNghiep.vn