2016: Nông nghiệp sẽ “ăn nên, làm ra”
- Thứ sáu - 01/01/2016 01:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kỳ vọng nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước phát triển mới, nhiều nông dân, doanh nghiệp lập kế hoạch phát triển sản xuất; mở rộng quy mô chuồng trại... với mong muốn doanh thu, lợi nhuận tăng hơn so với năm 2015.
Chia sẻ với Dân Việt những ngày cuối năm 2015, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai Nguyễn Trí Công cho rằng, ngành chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi heo, sẽ hứa hẹn phát triển cả chất lẫn lượng trong năm 2016.
Hứa hẹn thành công…
Ông Phạm Văn Phương (Xuân Đường, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) chăm sóc đàn heo giống vừa tăng đàn. Ảnh: T.Đ
Cơ sở để ông Trí Công tin vào điều này vì trong năm qua ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai không để xảy ra dịch bệnh, tổng đàn heo đang trên đà tăng khá (hiện là 1,6 triệu con heo). Và đặc biệt, sau vài năm giá heo sụt giảm sâu thì năm 2015, giá heo đã tăng trở lại, tạo đà để người dân phát triển chăn nuôi cho những năm tiếp theo. “Tất cả những yếu tố thuận lợi vừa qua là tín hiệu rất đáng khích lệ để người chăn nuôi trong tỉnh tăng đàn heo, phát triển sản xuất trong năm 2016”- ông Trí Công chia sẻ.
Nắm bắt được những tín hiệu lạc quan này, ông Nguyễn Tấn Hậu – Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do (Long Thành, Đồng Nai), ngay khi bước sang năm 2016, sẽ cho khánh thành trại heo giống công nghệ cao với tổng nái hơn 1.200 con. Ông Hậu đặt mục tiêu trong năm 2016 số lượng heo giống bán ra sẽ gấp đôi năm 2015 (bán ra hơn 2.000 con heo hậu bị).
Ngành trồng hoa lan ở TP.HCM cũng đầy tham vọng trong năm 2016. Ngay khi bước sang năm 2016, bà Đặng Lê Thị Thanh Huyền – chủ trang trại lan Huyền Thoại rộng 5ha, sẽ cho khởi công xây dựng trung tâm cấy mô với sự hỗ trợ của các chuyên gia trồng hoa lan từ Đài Loan. Bên cạnh đó, bà Huyền cũng thực hiện dự án trồng hoa lan theo tiêu chuẩn GAP, để xuất lan sang thị trường các nước.
Tại Ninh Thuận, để cạnh tranh với nho Trung Quốc đang tràn ngập, sang năm 2016, ông Nguyễn Văn Mọi - chủ thương hiệu nho "Ba Mọi", đang đẩy mạnh sản xuất nho sạch. Với biện pháp này ông hy vọng sẽ kéo khách tham quan đến thưởng thức những trái nho ngon ngọt ngay tại vườn ngày càng nhiều hơn và sẽ “thắng” nho Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Khắc phục điểm yếu
Theo TS Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, sau thời gian dài sản xuất ì ạch, sơ chế, chế biến hầu như không có gì, rồi trái cây Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Thấy được điểm yếu này, gần đây, đã có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu trái cây Việt Nam đến các thị trường mới.
“Bản thân tôi nhiều lần tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài và biết họ có mong muốn nhập khẩu trái cây Việt Nam. Theo tôi, với những thị trường như Úc, Mỹ, Nhật… việc mở cửa thị trường khó khăn là do trái cây tươi Việt Nam ở xứ nhiệt đới thường mang trứng một loài ruồi đục quả, có khả năng phát sinh dịch hại mới trên cây trồng nước họ. Vì thế, những quốc gia này thường buộc chúng ta phải xử lý bằng những giải pháp khá tốn kém như chiếu xạ”- bà Mai nói.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, trái cây Việt Nam hoàn toàn “có cửa” tiến sâu vào thị trường châu Âu. Bà phân tích, châu Âu không trồng cây nhiệt đới nên mở cửa tự do và rất triển vọng. Người tiêu dùng các nước này lại giàu có, không so đo về giá cả nên Nhà nước cần tập trung xúc tiến thương mại ở đây.
Về sản xuất lúa gạo, theo ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II), sang năm 2016, ảnh hưởng của El Nino sẽ tác động lớn đến sản xuất lúa gạo trong nước, tình trạng thiếu nước ngọt, khô hạn, nhiễm mặn sẽ diễn ra sớm, gây khó khăn cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, ông Năng cũng cho rằng, đáng mừng là nông dân vùng ĐBSCL đã xuống giống đông xuân sớm. Dự kiến sang tháng 1.2016, vùng này đã cho thu hoạch lúa mới, tiếp tục phục vụ việc thực hiện các hợp đồng đã ký theo đúng thời hạn.
Theo Vinafood II, trong tháng 10.2015, hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 2 triệu tấn. Trong khi đó, hợp đồng ký mới trong tháng 11 dù không nhiều nhưng lũy kế cả năm vẫn tăng cao, tạo điều kiện xuất khẩu gối đầu sang đầu năm 2016.
Hứa hẹn thành công…
Ông Phạm Văn Phương (Xuân Đường, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) chăm sóc đàn heo giống vừa tăng đàn. Ảnh: T.Đ
Cơ sở để ông Trí Công tin vào điều này vì trong năm qua ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai không để xảy ra dịch bệnh, tổng đàn heo đang trên đà tăng khá (hiện là 1,6 triệu con heo). Và đặc biệt, sau vài năm giá heo sụt giảm sâu thì năm 2015, giá heo đã tăng trở lại, tạo đà để người dân phát triển chăn nuôi cho những năm tiếp theo. “Tất cả những yếu tố thuận lợi vừa qua là tín hiệu rất đáng khích lệ để người chăn nuôi trong tỉnh tăng đàn heo, phát triển sản xuất trong năm 2016”- ông Trí Công chia sẻ.
Nắm bắt được những tín hiệu lạc quan này, ông Nguyễn Tấn Hậu – Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do (Long Thành, Đồng Nai), ngay khi bước sang năm 2016, sẽ cho khánh thành trại heo giống công nghệ cao với tổng nái hơn 1.200 con. Ông Hậu đặt mục tiêu trong năm 2016 số lượng heo giống bán ra sẽ gấp đôi năm 2015 (bán ra hơn 2.000 con heo hậu bị).
Ngành trồng hoa lan ở TP.HCM cũng đầy tham vọng trong năm 2016. Ngay khi bước sang năm 2016, bà Đặng Lê Thị Thanh Huyền – chủ trang trại lan Huyền Thoại rộng 5ha, sẽ cho khởi công xây dựng trung tâm cấy mô với sự hỗ trợ của các chuyên gia trồng hoa lan từ Đài Loan. Bên cạnh đó, bà Huyền cũng thực hiện dự án trồng hoa lan theo tiêu chuẩn GAP, để xuất lan sang thị trường các nước.
Tại Ninh Thuận, để cạnh tranh với nho Trung Quốc đang tràn ngập, sang năm 2016, ông Nguyễn Văn Mọi - chủ thương hiệu nho "Ba Mọi", đang đẩy mạnh sản xuất nho sạch. Với biện pháp này ông hy vọng sẽ kéo khách tham quan đến thưởng thức những trái nho ngon ngọt ngay tại vườn ngày càng nhiều hơn và sẽ “thắng” nho Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Khắc phục điểm yếu
Theo TS Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, sau thời gian dài sản xuất ì ạch, sơ chế, chế biến hầu như không có gì, rồi trái cây Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Thấy được điểm yếu này, gần đây, đã có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu trái cây Việt Nam đến các thị trường mới.
“Bản thân tôi nhiều lần tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài và biết họ có mong muốn nhập khẩu trái cây Việt Nam. Theo tôi, với những thị trường như Úc, Mỹ, Nhật… việc mở cửa thị trường khó khăn là do trái cây tươi Việt Nam ở xứ nhiệt đới thường mang trứng một loài ruồi đục quả, có khả năng phát sinh dịch hại mới trên cây trồng nước họ. Vì thế, những quốc gia này thường buộc chúng ta phải xử lý bằng những giải pháp khá tốn kém như chiếu xạ”- bà Mai nói.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, trái cây Việt Nam hoàn toàn “có cửa” tiến sâu vào thị trường châu Âu. Bà phân tích, châu Âu không trồng cây nhiệt đới nên mở cửa tự do và rất triển vọng. Người tiêu dùng các nước này lại giàu có, không so đo về giá cả nên Nhà nước cần tập trung xúc tiến thương mại ở đây.
Về sản xuất lúa gạo, theo ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II), sang năm 2016, ảnh hưởng của El Nino sẽ tác động lớn đến sản xuất lúa gạo trong nước, tình trạng thiếu nước ngọt, khô hạn, nhiễm mặn sẽ diễn ra sớm, gây khó khăn cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, ông Năng cũng cho rằng, đáng mừng là nông dân vùng ĐBSCL đã xuống giống đông xuân sớm. Dự kiến sang tháng 1.2016, vùng này đã cho thu hoạch lúa mới, tiếp tục phục vụ việc thực hiện các hợp đồng đã ký theo đúng thời hạn.
Theo Vinafood II, trong tháng 10.2015, hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 2 triệu tấn. Trong khi đó, hợp đồng ký mới trong tháng 11 dù không nhiều nhưng lũy kế cả năm vẫn tăng cao, tạo điều kiện xuất khẩu gối đầu sang đầu năm 2016.
Nông dân Trần Thị Tâm (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận): Đừng nhập khẩu muối Những năm gần đây, bước vào những ngày đầu năm mới, bà con diêm dân lại gặp nhiều khó khăn do muối tồn đọng nhiều. Hy vọng năm nay tình trạng này sẽ không còn tái diễn và giá cả ổn định để diêm dân được nhờ. Cũng mong nhà nước không còn nhập khẩu muối nữa để cho người nông dân có đầu ra cho sản phẩm… Ông Nguyễn Văn Đời - Giám đốc Hợp tác xã (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp): Xây dựng hạ tầng giao thông tốt hơn Đón nhận Quyết định 2261 của Thủ tướng về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đơn vị hợp tác xã, hợp tác xã chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch dự trù kinh phí để thực hiện nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, chỉ lo khi có thông tư thì hết thời gian thực hiện. An cư thì mới lạc nghiệp. Cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu sản xuất bây giờ rất hạn chế. Năm 2016, tôi mong sẽ khắc phục được điểm yếu này. Anh Nguyễn Văn Nhật (Hòa Phú, Củ Chi, TP.HCM): Sớm sản xuất giống lan chất lượng TP.HCM là nơi tập trung nhiều viện, trường, đội ngũ nhà khoa học giỏi của cả nước, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp nhưng đến nay vẫn lệ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu lan thương phẩm, nhất là các giống lan để sản xuất. Hy vọng trong năm mới 2016 Việt Nam có thể sản xuất được giống tốt, giúp người nông dân giảm giá thành mua giống để yên tâm sản xuất… Quốc Hải (ghi) |
Theo Danviet.vn