Bình Liêu: Nâng giá trị sản phẩm OCOP
- Thứ tư - 12/02/2020 08:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản phẩm miến dong Bình Liêu bán tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2020.
Đến thời điểm này, Bình Liêu có 27 sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm – OCOP”, trong đó 12 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Để có được kết quả này, Ban Chỉ đạo OCOP Bình Liêu đã triển khai chương trình OCOP sâu rộng tới các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn; tham mưu UBND huyện ban hành các báo cáo, kế hoạch và tham gia vào các chương trình, dự thảo đề cương liên quan để phát triển mạnh hơn nữa các sản phẩm OCOP địa phương quản lý. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo OCOP Bình Liêu cũng xây dựng quy chế làm việc cụ thể cho từng thành viên làm công tác tham mưu, giúp việc chương trình OCOP để phát huy được hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ. Đối với cấp xã, đã bố trí cán bộ thường trực xây dựng NTM thực hiện cả nhiệm vụ OCOP cấp xã. Định kỳ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và xác định nội dung tiếp tục tập trung.
Cùng với đó, Bình Liêu cũng chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị sản xuất thực hiện các bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến vào áp dụng trong sản xuất OCOP, như: HACCP, GMP, SSOP... Ông Đỗ Đức Uyên, Giám đốc HTX Thảo mộc Tuệ Lâm, tại Bình Liêu, cho biết: Hiện tại, HTX có 11 sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP của tỉnh. Trong đó, các sản phẩm tinh dầu quế, hồi, bưởi, sả, nghệ, nhu được xếp hạng từ 3 sao trở lên và đã khẳng định trên thị trường. Từ năm 2019, HTX đã thực hiện áp dụng việc quản lý chất lượng các sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO với dây chuyền sản xuất đảm bảo chất lượng, đồng thời đầu tư trên 500 triệu đồng lắp đặt dây chuyền, mở rộng máy móc sản xuất, như máy nghiền, máy sàng, máy sấy... tập trung sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu được bày bán tại các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP, năm 2019, huyện đã tham gia 6 cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại trong và ngoài huyện, thu hút được 29 đơn vị tham gia. Cụ thể là các hội chợ: OCOP xuân Hà Nội; OCOP xuân Hạ Long và Lễ Hội Hoa anh đào – Mai vàng Yên tử; OCOP hè 2019; OCOP các tỉnh phía Bắc; hội chợ Triển lãm Xiếc Quốc tế Hạ Long. Đầu năm 2020, sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu tiếp tục tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2020 với nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương, được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP, năm nay huyện tiếp tục bám sát chỉ đạo, kế hoạch chương trình OCOP của tỉnh, triển khai chương trình OCOP theo chủ đề “Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm”. Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo nghiêm về các chu trình chuẩn OCOP của tỉnh đã ban hành theo đúng trình tự, từ nhận phiếu đăng ký sản phẩm; tổ chức thẩm định; phê duyệt các ý tưởng; triển khai sản xuất, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện 100% các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện được dán tem điện tử VNPT để truy suất nguồn gốc. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ cho các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì sản xuất theo phương thức hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung xây dựng thêm thương hiệu sản phẩm chủ lực của huyện là mật ong, dầu sở Bình Liêu.
Đến thời điểm này, Bình Liêu có 27 sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm – OCOP”, trong đó 12 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Để có được kết quả này, Ban Chỉ đạo OCOP Bình Liêu đã triển khai chương trình OCOP sâu rộng tới các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn; tham mưu UBND huyện ban hành các báo cáo, kế hoạch và tham gia vào các chương trình, dự thảo đề cương liên quan để phát triển mạnh hơn nữa các sản phẩm OCOP địa phương quản lý. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo OCOP Bình Liêu cũng xây dựng quy chế làm việc cụ thể cho từng thành viên làm công tác tham mưu, giúp việc chương trình OCOP để phát huy được hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ. Đối với cấp xã, đã bố trí cán bộ thường trực xây dựng NTM thực hiện cả nhiệm vụ OCOP cấp xã. Định kỳ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và xác định nội dung tiếp tục tập trung.
Cùng với đó, Bình Liêu cũng chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị sản xuất thực hiện các bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến vào áp dụng trong sản xuất OCOP, như: HACCP, GMP, SSOP... Ông Đỗ Đức Uyên, Giám đốc HTX Thảo mộc Tuệ Lâm, tại Bình Liêu, cho biết: Hiện tại, HTX có 11 sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP của tỉnh. Trong đó, các sản phẩm tinh dầu quế, hồi, bưởi, sả, nghệ, nhu được xếp hạng từ 3 sao trở lên và đã khẳng định trên thị trường. Từ năm 2019, HTX đã thực hiện áp dụng việc quản lý chất lượng các sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO với dây chuyền sản xuất đảm bảo chất lượng, đồng thời đầu tư trên 500 triệu đồng lắp đặt dây chuyền, mở rộng máy móc sản xuất, như máy nghiền, máy sàng, máy sấy... tập trung sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu được bày bán tại các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP, năm 2019, huyện đã tham gia 6 cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại trong và ngoài huyện, thu hút được 29 đơn vị tham gia. Cụ thể là các hội chợ: OCOP xuân Hà Nội; OCOP xuân Hạ Long và Lễ Hội Hoa anh đào – Mai vàng Yên tử; OCOP hè 2019; OCOP các tỉnh phía Bắc; hội chợ Triển lãm Xiếc Quốc tế Hạ Long. Đầu năm 2020, sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu tiếp tục tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2020 với nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương, được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP, năm nay huyện tiếp tục bám sát chỉ đạo, kế hoạch chương trình OCOP của tỉnh, triển khai chương trình OCOP theo chủ đề “Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm”. Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo nghiêm về các chu trình chuẩn OCOP của tỉnh đã ban hành theo đúng trình tự, từ nhận phiếu đăng ký sản phẩm; tổ chức thẩm định; phê duyệt các ý tưởng; triển khai sản xuất, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện 100% các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện được dán tem điện tử VNPT để truy suất nguồn gốc. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ cho các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì sản xuất theo phương thức hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung xây dựng thêm thương hiệu sản phẩm chủ lực của huyện là mật ong, dầu sở Bình Liêu.
Theo Minh Đức/quangninh.gov.vn