Cải tạo vườn tạp, giúp buôn Hằng C thoát nghèo bền vững

Cải tạo vườn tạp, giúp buôn Hằng C thoát nghèo bền vững
Triển khai Chương trình cải tạo vườn tạp, huyện Krông Pắc (Đắk lắk) đã giúp bà con buôn Hằng C thoát nghèo bền vững.

Với mong muốn giúp người nghèo buôn Hằng C thoát nghèo bền vững, UBND xã Ea Uy (huyện Krông Pắc) đang triển khai Chương trình cải tạo vườn tạp cho người nghèo trên địa bàn.

vuon-992.jpg

 Ông Tum đang chăm sóc bê được hỗ trợ từ Chương trình cải tạo vườn tạp.

Chương trình thực hiện trên 10 hộ dân, với tổng kinh phí 200 triệu đồng, từ nguồn vốn giảm nghèo của huyện

Theo đó, huyện hỗ trợ các hộ dân cải tạo vườn tạp bằng cách, nhổ bỏ cây trồng kém hiệu quả, làm đất kỹ, để trồng cây ăn trái gồm: mãng cầu Thái và dứa.

Hỗ trợ bê giống; đào 2 giếng khoan phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cho 10 hộ. Ông Tum (dân tộc Xê Đăng) phấn khởi cho biết, gia đình ông có 9 người, nhưng chỉ có 1 sào đất rẫy, nên nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào công việc làm thuê, làm mướn hằng ngày, rất bấp bênh. 

Vì vậy, các thành viên phải chia nhau lên rừng hái măng, xuống suối bắt ốc, bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Trong khi đó, một người con của ông lại bị bệnh, hằng ngày phải có người chăm sóc, nên không thể đi làm thuê được, khiến cuộc sống càng khó khăn hơn.

Vì vậy, khi được hỗ trợ cải tạo vườn tạp, ông rất phấn khởi, bởi người ở nhà vừa có thể chăm người bệnh, vừa chăm sóc vườn cây, để cải thiện cuộc sống.

Tương tự, gia đình ông Y Kau Kpơr (dân tộc Êđê) có 12 người, trong khi đất sản xuất rất hạn chế. Vì vậy, ngoài hỗ trợ cải tạo vườn tạp, ông còn được hỗ trợ bê lai, trị giá 12 triệu đồng để gây giống.

Ông dự định, ngoài chăn dắt như các giống bò địa phương, ông sẽ trồng thêm cỏ cao sản theo khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp, để bê sinh trưởng, và phát triển tốt nhất có thể.

Còn gia đình bà Kiều (dân tộc Xê Đăng) hiện có 3 sào đất sản xuất. Tuy nhiên, vườn cà phê rộng 1 sào không mang lại hiệu quả, do đất không thích hợp, nhưng gia đình chưa đủ vốn để chuyển đổi cây trồng khác nên bị bỏ bê nhiều năm nay.

Nhờ được hỗ trợ từ Chương trình, hiện tại các loại cây kém hiệu quả trên vườn đã được nhổ bỏ, đất được cày xới kỹ, phơi ải chờ 90 cây na Thái và 650 khóm dứa về để trồng. 

Ngoài ra, Chương trình còn hỗ trợ đào giếng khoan, phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các hộ dân, nên từ nay gia đình bà không phải đi suối để lấy nước, hay sử dụng nước giếng đào bị lắng cặn, đục ngầu như trước nữa.

Buôn Hằng C hiện có 198 hộ dân, trong đó có 111 hộ nghèo, 14 hộ cận nghèo. Những năm qua, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chương trình giảm nghèo, nhưng do điểm xuất phát quá thấp, trong khi các điều kiện về trình độ sản xuất, tư liệu sản xuất rất hạn chế, nên tình trạng thoát nghèo, rồi tái nghèo hay, mãi cứ diễn ra.

Ông Y Khoa Byă, Phó Chủ tịch xã Ea Uy cho biết, để tạo động lực cũng như gắn trách nhiệm của công dân với công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xã đã yêu cầu các hộ dân bỏ vốn đối ứng 2 triệu đồng để mua bê con trị giá 12 triệu đồng.

Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo tổ cải tạo vườn tạp, để huy động tất cả cán bộ xã tham gia ngày công hơn 2 tuần, giúp dân làm hàng rào bảo vệ vườn trước khi xuống giống, cũng như giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, để bà con thụ hưởng chương trình phát triển sản xuất trong thời gian tiếp theo.

Lâm Đồng: Sẵn sàng xuất khẩu sầu riêng

Nông dân Lâm Ðồng đã chuẩn bị mọi điều kiện, trong đó có chất lượng sản phẩm, liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, gắn tem truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo tiêu chuẩn, sẵn sàng xuất khẩu sầu riêng.

sau-391.jpg

 Nông dân trồng sầu riêng đảm bảo chất lượng, sẵn sang xuất khẩu

Hiện, do giá sầu riêng tăng mạnh, bà con Lâm Đồng  rầm rộ chuyển sang đầu tư. So với cây truyền thống khác như: cà phê, hồ tiêu, chè,… thì sầu riêng đang mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người nông dân.

Ðây có lẽ là nguyên nhân chính, khiến nông dân đổ xô trồng sầu riêng. Do đó, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ trở thành nhu cầu cấp thiết nhất. 

Khi sản phẩm sầu riêng sản xuất ra nhiều, thị trường trong nước không tiêu thụ hết, thì con đường xuất khẩu là cứu cánh cho cả thương lái, và nông dân.

Song, xuất khẩu không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bà Phạm Thị Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Thủy, xã Lộc An (Bảo Lâm) cho biết: Bình quân mỗi năm công ty xuất khẩu qua Trung Quốc 500 tấn sầu riêng.

Hiện, việc xuất khẩu sầu riêng qua Trung Quốc, chưa thực hiện được bằng đường chính ngạch, nên thường xuất khẩu đường tiểu ngạch.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang thắt chặt nhập khẩu sầu riêng tiểu ngạch, nên vừa qua bị tắc nghẽn 10 container sầu riêng tại cửa khẩu Lào Cai.

Vì những lý do trên, công ty cùng 200 hộ dân liên kết, không xuất được sản phẩm.

Không chỉ Công ty mà nhiều nông dân mong muốn được cấp quota, để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch.

Theo Sở Công thương Lâm Đồng, Trung Quốc đã không còn là thị trường dễ tính nữa. Các đường mòn, lối mở, cửa khẩu phụ… ngày càng bị siết chặt và đi vào chính quy, nề nếp.

Do đó, doanh nghiệp phải sớm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng, giao dịch xuất khẩu, để không đánh mất thị trường Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Lệ Hường, Sở Công thương tỉnh cho biết, hiện, Bộ Nông nghiệp, đã và đang phối hợp với Trung Quốc, mở cửa thị trường đối với mặt hàng sầu riêng.

Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và các bộ, ngành liên quan, thúc đẩy Trung Quốc tiến độ công việc. Các địa phương cần nắm bắt thông tin, phổ biến cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, để biết được những yêu cầu chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, cửa khẩu được phép xuất khẩu hoa quả…

Từ đó, từng bước chính quy hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản, góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Lâu nay, sản xuất sầu riêng Đạ Huoai vẫn ở quy mô gia đình, thiếu  liên kết sản. Bởi vậy, vẫn bị ép giá, chất lượng chưa đồng đều. 

Do vậy, huyện Đạ Huoai đã xây dựng nhãn hiệu độc quyền “Sầu riêng Đạ Huoai”, khuyến khích người dân trồng và chăm sóc sầu riêng theo hướng công nghệ cao, VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc.

Theo đó, sản xuất sầu riêng công nghệ cao Đạ Huoai có từ năm 2014. Hiện, toàn huyện có 327 ha sầu riêng công nghệ cao, trong đó 327 ha ứng dụng công nghệ tưới phun mưa tự động.

Đã có 3 mô hình áp dụng công nghệ tưới phun, bón phân, phòng trừ sâu bệnh tự động, điều khiển bằng Smartphone... 

Ông Nguyễn Văn Tám, xã Phước Lộc, có 5 ha, trong đó có 1 ha ứng dụng CNC. Qua đó, ông đã áp dụng kỹ thuật từ khâu chọn giống đến tưới nước, phân, sản xuất theo chuẩn VietGAP.

Ông Phạm Quang Chiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp, cho biết: Hiện, Đạ Huoai có trên 3.400 ha, trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 1.830 ha, năng suất bình quân năm 2019 là 12 tấn/ha, sản lượng đạt trên 21.700 tấn.

Sau hơn 3 năm được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai”, huyện đã có 228 hộ, với 325 ha, sản xuất theo chuẩn VietGAP, sản lượng 2019 khoảng 5.000 tấn.

Trong đó 3.200 tấn có tem truy xuất điện tử, và được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai”.

“Đạ Huoai đang hoàn thiện sản phẩm, nhất là sản xuất sầu riêng CNC, xây dựng vùng sầu riêng VietGAP, để đảm bảo sẽ được xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc”, ông Chiến cho biết thêm. 

Hồ tiêu Việt, cần tìm thị trường mới

Chiếm 70% thị phần thế giới, nhưng hồ tiêu Việt, vẫn chủ yếu xuất thô, giá trị ngày càng sụt giảm. Cần chuyển biến mạnh về công tác quy hoạch và nâng giá trị sản phẩm.

tieu-33.jpg
Nửa đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu  180.276 tấn  hồ tiêu,  đạt 463,3 triệu USD - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo thống kê Bộ Nông nghiệp, từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu tăng rất nhanh, năm 2010 có 51,3 ngàn ha, năm 2014 là: 85,6 ngàn ha, đến hết 2017 là 151,9 ngàn ha, tăng 196% so năm 2010, tăng 22% so năm 2016 và vượt định hướng trên 100 ngàn ha.

Các địa phương đua nhau phát triển hồ tiêu, bởi trước đây, hồ tiêu rất được giá, lại dễ trồng. Song, việc phát triển nóng đã đi kèm hệ lụy giảm chất lượng.

Nếu năm 2016, xuất khẩu đạt 176,6 nghìn tấn, tăng 34,3% về khối lượng và 12,9% giá trị, so năm 2015 thì những năm sau đó đến nay, giá trị giảm dần.

Đến 2017, giá trị xuất khẩu  ước đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so năm 2016; năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1%. Nửa đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 180.276 tấn với giá trị đạt 463,3 triệu USD, tăng 34,1% về lượng, song lại giảm gần 1% về giá trị so cùng kỳ 2018.

Về năng suất, 5 năm trước, hạt tiêu Việt dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng. Nhưng hai năm trở lại đây, Brazil, Ấn Độ, Indonesia trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản lượng và chất lượng, nhất là hạt tiêu Brazil, có chất lượng tốt hơn với 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, giải pháp quan trọng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, là phải nâng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu đạt 30-40%, tiêu bột đạt 20% vào năm 2030; đa dạng hóa sản phẩm, nhất là tiêu hữu cơ, tiêu đỏ, tiêu xay, nhựa hồ tiêu…

Hiệp hội gia vị Mỹ, Đức, châu Âu khuyến nghị, trong xu hướng nguồn cung quá lớn, nếu Việt Nam chỉ hướng đến sản xuất hồ tiêu để ăn thì rất lãng phí. Hồ tiêu làm mỹ phẩm, nước hoa, làm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác, phải là con đường cần tính đến, bởi nhu cầu này trên toàn cầu rất lớn.

Theo An Như (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn