Cán bộ đi trước làm gương
- Thứ năm - 23/08/2012 21:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2008, ông Lập mạnh dạn đầu tư vốn mua 1 con lợn đực giống và một con lợn nái với giá 8 triệu đồng với ý định ban đầu là nuôi… cho vui. Dần dần, thấy giống lợn mới này có thể cho giá trị kinh tế cao, ông bắt đầu học hỏi kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng lợn rừng và mở rộng mô hình. Từ đó, ông tiến hành nhân giống tại gia, kết quả cặp lợn rừng của ông sinh trưởng tốt và chỉ sau 4 năm ông có trên 200 con, trong đó có 70 con giống. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 500 triệu đồng. Ông Lập cho biết: "Hiện nay, giá lợn rừng giống khá cao, khoảng 300.000-350.000 đồng/kg, thời điểm gần Tết lên tới 500.000 đồng/kg. Bình quân, lợn nái có thể sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con, sau khi nuôi một năm, một con lợn rừng tăng trưởng 7- 11kg, như vậy có thể thu về 2,5 - 4 triệu đồng/con. Đặc biệt, lợn rừng chủ yếu ăn phế phẩm nông nghiệp như ngô, rau… nên chi phí thức ăn không đáng kể". Thấy mô hình nuôi lợn rừng của ông Lập hiệu quả, nhiều hộ dân trong xã Tuấn Đạo đã mạnh dạn học tập làm theo, điển hình như gia đình các ông Bùi Ngọc Khang, Nguyễn Ngọc Đức... Ông Nguyễn Văn Cộng, Chủ tịch UBND xã Tuấn Đạo nhận xét: "Mô hình nuôi lợn rừng của anh Lập mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình đơn giản, dễ làm và phát huy những lợi thế của địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng mô hình này". Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, chính quyền xã Tuấn Đạo cũng cần có quy hoạch phát triển nghề hợp lý để tránh tình trạng phát triển ồ ạt, dễ dẫn đến "khủng hoảng thừa". Thùy Linh
| ||
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | ||