Cần "bốn nhà" chung tay thúc đẩy nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững

Cần "bốn nhà" chung tay thúc đẩy nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững
Vấn đề làm sao cho nông nghiệp ở ĐBSCL sản xuất có hiệu quả, tránh tình cảnh “trúng mùa rớt giá” hay “dội chợ” luôn là bài toán đau đầu của các cấp quản lý và cả nông hộ.

Nhiều năm qua, với sự trợ giúp của các cấp, các ngành, nhà khoa học và cả doanh nghiệp, bà con đồng bằng ở từng lúc, từng nơi bước đầu cũng hình thành được các mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy vậy, thực tế nếu cứ nhân rộng thành phong trào thì coi chừng lại mất giá, “dội chợ”. Với những khó khăn, thách thức mà bà con đang đối mặt, rất cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của nhà quản lý các cấp, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Quy hoạch vùng nuôi chưa ổn định

Cà Mau là tỉnh có mặt giáp biển, trong đó hơn 91% diện tích tự nhiên là đất phèn mặn. Trong những năm qua, tận dụng thực tế này, ngoài mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở những vùng nước mặn, tỉnh đã chuyển mạnh sang mô hình một vụ lúa một vụ tôm ở những vùng đất bị nhiễm mặn theo mùa với diện tích được gần 54.000 ha.

 

can
Người dân chăm chút nhưng ổi nhiều khi cũng rớt giá thê thảm.

Các doanh nghiệp cần tận tâm, thực sự đồng cam cộng khổ với nông dân để khởi nghiệp. Nhà nước, gia đình và toàn xã hội cần kêu gọi, hỗ trợ; tạo điều kiện để thanh niên, trí thức về nông thôn ĐBSCL lập thân, lập nghiệp, làm giàu.

Sự chung tay góp sức này được thể hiện trên thực tiễn sẽ góp phần quyết định đạt mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra là đến năm 2050, người dân ĐBSCL có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 10.000 USD/người/năm. ĐBSCL sẽ phát triển bền vững, thịnh vượng, xứng tầm là vùng đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia; đầu tàu về sản xuất nông sản của cả nước và tầm quốc tế./.

 

 

(Nguồn tin:VOV.VN)