Cần môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp bán lẻ
- Chủ nhật - 13/03/2016 23:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Doanh nghiệp nước ngoài mở rộng chuỗi bán lẻ
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 25.4%, giai đoạn 2011 - 2014 tăng bình quân 15 - 16%. Thị phần bán lẻ hiện đại đạt khoảng 20% so với tổng doanh số bán lẻ nhưng so với các nước trong khu vực vẫn còn rất thấp như Thái Lan là 34%, Singapore 90%, Malaysia 60%... Hiện, Việt Nam đã thu hút nhiều DN FDI tham gia vào lĩnh vực phân phối hiện đại như Metro (Đức), BigC (Pháp), AEON (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), Robinson (Thái Lan)... Không chịu thua kém, ngoài các DN bán lẻ như Hapro, Intimex, Coopmart, Fivimart, Citimart, gần đây có nổi lên Tập đoàn Vingroup đầu tư vào bán lẻ chuỗi siêu thị Vinmart.
Trong thời gian qua các thương vụ mua bán (M&A) giữa nhà bán lẻ nước ngoài với các DN bán lẻ Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể: AEON mua 49% của Citimart và 30% của Fivimart, Central Group của Thái Lan mua 49% của điện máy Nguyễn Kim. Nojima nắm giữ 31% cổ phần của Điện máy Trần Anh. Dự kiến trong thời gian tới M&A tiếp tục sôi động với sự tham gia mạnh mẽ của các DN FDI vào cả lĩnh vực phân phối và cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
Trong khi đó chỉ có một số ít các nhà bán lẻ Việt Nam còn tiếp tục trụ vững và phát triển như Coopmart, Vingroup còn đa số các DN bán lẻ Việt Nam đều bán bớt cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh. Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh doanh khó khăn, thua lỗ nên DN co cụm để củng cố thương hiệu, trụ vững ở thị trường. Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): “Các DN bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính nên sẵn sang chịu lỗ vài năm để đầu tư mở rộng chuỗi phân phối quy mô lớn với tốc độ nhanh hơn so với DN Việt Nam. Nhưng chưa tìm hiểu đầy đủ các tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, gặp khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi ở Việt Nam, đây là điểm yếu của DN FDI”.
Tuy nhiên DN FDI đã khắc phục vấn đề này thông qua việc nhanh chóng mua lại CP của các DN bán lẻ trong nước, qua đó có sẵn trong tay một hệ thống mạng lưới tốt mà các DN Việt Nam mất nhiều công sức gây dựng. Thực tế cho thấy, DN FDI đã mở rộng các chuỗi siêu thị từ 10 - 30 điểm bán trong toàn quốc, dự kiến trong 10 năm tới tiếp tục nhân rộng gấp 3 số điểm bán hiện tại. Ví dụ Lotte Mart hiện có 11 điểm, nhưng trong 10 năm tới sẽ mở tổng số đến 60 điểm ở Việt Nam. Việt Nam hiện cũng có những DN phát triển chuỗi siêu thị của mình như Saigon Coop với 72 siêu thị, Vingroup với 60 điểm, nhưng con số trên của các nhà đầu tư Việt Nam còn quá khiêm tốn so với hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục phát triển ở thị trường Việt Nam.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1.300 siêu thị và 180 trung tâm thương mại, một con số đáng lưu tâm trong cuộc cạnh tranh mở chuỗi bán hàng chiếm lĩnh thị phần và khách hàng của các siêu thị ngoại và siêu thị nội.
Doanh nghiệp Việt vì sao chịu lép vế?
Câu hỏi tại sao là trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế hơn như vậy, câu trả lời là: Bán lẻ Việt Nam hiện chưa có chiến lược đầy đủ, cả ở 3 cấp Nhà nước, ngành và DN. Hiện vốn tự có của các siêu thị nội chỉ đủ 15 - 20% nhu cầu kinh doanh, chẳng hạn Saigon Coop chỉ có 1.000 tỷ đồng vốn tự có. Chính vì vậy, khó có thể thu mua hàng hóa trực tiếp từ sản xuất mà phải nhiều khâu trung gian. Cá biệt một số siêu thị lớn còn đòi hỏi chiết khấu lên tới 20 - 30% và một số chi phí khác khiến giá hàng hóa tăng cao đó là cơ hội tốt cho sự lấn lướt của hàng ngoại, ảnh hưởng đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Điều này lý giải tại sao giá hàng hóa các siêu thị nội thường cao hơn giá của các siêu thị ngoại trên thị trường. Nhân lực điều hành kinh doanh kể cả giám đốc các siêu thị nội chưa được đào tạo chuyên ngành bán lẻ dẫn đến công tác quản trị DN còn yếu, năng suất lao động thấp, phục vụ thiếu chuyên nghiệp; Ít chăm lo đến công tác xây dựng thương hiệu bán lẻ. Bên cạnh đó DN bán lẻ, sản xuất thiếu liên kết hoặc liên kết không bền vững không tạo thành sức mạnh tổng hợp chung, kể cả các DN đã tham gia vào các hiệp hội.
Nói như vậy không phải là các DN bán lẻ Việt Nam có lỗi hoàn toàn trong sự yếu kém này, còn có một số yếu tố khách quan như công tác quy hoạch hệ thống bán lẻ chưa được xây dựng một cách khoa học, thiếu các điều kiện cần và đủ cho khi thực hiện; đôi lúc tùy tiện cục bộ gây thiệt hại tới DN Việt Nam. Một ví dụ: trên tuyến đường Thái Thịnh, chưa đầy 1km đã có tới 3 siêu thị hoạt động, điều này gây ra bức xúc trong nội bộ các siêu thị nội với nhau khi quy hoạch không khoa học. Hiện nay, ngành thuế áp dụng chính sách thuế khoán với tư thương, trong khi DN chịu thuế doanh thu điều này khiến 1 kg thịt bán tại siêu thị cao hơn 10.000 đồng so với tư nhân. Về chi phí lưu thông, ngoài các chi phí chung, DN còn phải chịu các chi phí không đáng có như tiếp cận đất đai khó khăn khi mở chuỗi siêu thị, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí kho vận logistic cao hơn các nước trong khu vực. Đối với các siêu thị do DN nhà nước như Hapro lại còn chịu thêm những chi phí như: chi phí phục vụ thị trường nông thôn, chống bão lụt…nếu không có sự hỗ trợ hợp lý của địa phương thì chắc chắn sẽ bị lỗ hoặc không có lợi nhuận của những chuyến hàng đó.
Phương án nào phát triển bán lẻ hiện đại
Dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội trình Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 nêu rõ “Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, chú trọng thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tăng cường kết nối giữa DN sản xuất, phân phối các Hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước, chủ động tham gia mạng lưới phân phối toàn cầu”.
Muốn thực hiện định hướng trên, trước hết về phía Nhà nước, bộ, ngành và các địa phương trong cả nước cần tạo môi trường kinh doanh thương mại minh bạch, công khai, bình đẳng và thông thoáng cho các DN bán lẻ. Tiếp tục xây dựng các bộ luật liên quan đến bán lẻ, bổ sung điều chỉnh các dự luật đã có cho phù hợp với tình hình mới như: Luật bán lẻ, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền… Có chính sách hỗ trợ DN nhưng không vi phạm các cam kết quốc tế. Xây dựng và thực thi có hiệu quả các đề án, quy hoạch phát triển thị trường trong nước, trong đó có bán lẻ hiện đại từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo; Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính Phủ hỗ trợ một số địa phương xây dựng một số tập đoàn bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam. Tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ổn định, đủ cung ứng cho thị trường bán lẻ nói chung và các siêu thị trong cả nước. Nhà nước cần đánh giá đúng vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, ngành hàng trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho các hiệp hội hoạt động một cách chủ động, hiệu quả, góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước; Gắn kết quả hoạt động cùa các Hiệp hội với kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
Về DN cần tự thân khắc phục những điểm yếu bằng năng lực vốn có của mình, đẩy mạnh liên doanh liên kết cùng nhau phát triển. Chú trọng đào tào nguồn nhân lực, vận hành các siêu thị một cách chuyên nghiệp, chấp nhận cạnh tranh và hợp tác, học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp FDI để tự hoàn thiện mình. Các DN liên doanh hoặc bán 1 phần vốn cho DN FDI cần nắm bắt những kinh nghiệm tiên tiến của các DN FDI để từng bước phát triển, không bị mất thương hiệu vì những lý do chủ quan gây nên.
Ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam có nhiều cơ hội song cũng có rất nhiều thách thức điều quan trọng là các DN có nắm bắt được cơ hội và vượt qua được thách thức hay không. Nhận ra thách thức, để tìm ra hướng đi, chúng ta hy vọng, DN Việt Nam sẽ vượt qua, từng bước xây dựng một ngành bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong tương lai.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 25.4%, giai đoạn 2011 - 2014 tăng bình quân 15 - 16%. Thị phần bán lẻ hiện đại đạt khoảng 20% so với tổng doanh số bán lẻ nhưng so với các nước trong khu vực vẫn còn rất thấp như Thái Lan là 34%, Singapore 90%, Malaysia 60%... Hiện, Việt Nam đã thu hút nhiều DN FDI tham gia vào lĩnh vực phân phối hiện đại như Metro (Đức), BigC (Pháp), AEON (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), Robinson (Thái Lan)... Không chịu thua kém, ngoài các DN bán lẻ như Hapro, Intimex, Coopmart, Fivimart, Citimart, gần đây có nổi lên Tập đoàn Vingroup đầu tư vào bán lẻ chuỗi siêu thị Vinmart.
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị BigC Thăng Long. Ảnh: Thanh Hải |
Trong khi đó chỉ có một số ít các nhà bán lẻ Việt Nam còn tiếp tục trụ vững và phát triển như Coopmart, Vingroup còn đa số các DN bán lẻ Việt Nam đều bán bớt cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh. Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh doanh khó khăn, thua lỗ nên DN co cụm để củng cố thương hiệu, trụ vững ở thị trường. Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): “Các DN bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính nên sẵn sang chịu lỗ vài năm để đầu tư mở rộng chuỗi phân phối quy mô lớn với tốc độ nhanh hơn so với DN Việt Nam. Nhưng chưa tìm hiểu đầy đủ các tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, gặp khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi ở Việt Nam, đây là điểm yếu của DN FDI”.
Tuy nhiên DN FDI đã khắc phục vấn đề này thông qua việc nhanh chóng mua lại CP của các DN bán lẻ trong nước, qua đó có sẵn trong tay một hệ thống mạng lưới tốt mà các DN Việt Nam mất nhiều công sức gây dựng. Thực tế cho thấy, DN FDI đã mở rộng các chuỗi siêu thị từ 10 - 30 điểm bán trong toàn quốc, dự kiến trong 10 năm tới tiếp tục nhân rộng gấp 3 số điểm bán hiện tại. Ví dụ Lotte Mart hiện có 11 điểm, nhưng trong 10 năm tới sẽ mở tổng số đến 60 điểm ở Việt Nam. Việt Nam hiện cũng có những DN phát triển chuỗi siêu thị của mình như Saigon Coop với 72 siêu thị, Vingroup với 60 điểm, nhưng con số trên của các nhà đầu tư Việt Nam còn quá khiêm tốn so với hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục phát triển ở thị trường Việt Nam.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1.300 siêu thị và 180 trung tâm thương mại, một con số đáng lưu tâm trong cuộc cạnh tranh mở chuỗi bán hàng chiếm lĩnh thị phần và khách hàng của các siêu thị ngoại và siêu thị nội.
Doanh nghiệp Việt vì sao chịu lép vế?
Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại, về doanh số bán lẻ, kinh tế nhà nước chiếm khoảng 10%, ngoài nhà nước chiếm khoảng 86%, doanh nghiệp FDI khoảng 4%. Điều cần lưu ý, tuy các điểm bán của DN FDI chỉ có 90 siêu thị song doanh số bán ra 1 điểm của họ gấp 3 - 4 lần so với 1 điểm của các siêu thị nội. Như vậy, thị phần bán ra của các điểm bán các DN FDI đạt 30 - 35% thị phần, 2/3 còn lại là thị phần của các DN nội địa. |
Câu hỏi tại sao là trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế hơn như vậy, câu trả lời là: Bán lẻ Việt Nam hiện chưa có chiến lược đầy đủ, cả ở 3 cấp Nhà nước, ngành và DN. Hiện vốn tự có của các siêu thị nội chỉ đủ 15 - 20% nhu cầu kinh doanh, chẳng hạn Saigon Coop chỉ có 1.000 tỷ đồng vốn tự có. Chính vì vậy, khó có thể thu mua hàng hóa trực tiếp từ sản xuất mà phải nhiều khâu trung gian. Cá biệt một số siêu thị lớn còn đòi hỏi chiết khấu lên tới 20 - 30% và một số chi phí khác khiến giá hàng hóa tăng cao đó là cơ hội tốt cho sự lấn lướt của hàng ngoại, ảnh hưởng đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Điều này lý giải tại sao giá hàng hóa các siêu thị nội thường cao hơn giá của các siêu thị ngoại trên thị trường. Nhân lực điều hành kinh doanh kể cả giám đốc các siêu thị nội chưa được đào tạo chuyên ngành bán lẻ dẫn đến công tác quản trị DN còn yếu, năng suất lao động thấp, phục vụ thiếu chuyên nghiệp; Ít chăm lo đến công tác xây dựng thương hiệu bán lẻ. Bên cạnh đó DN bán lẻ, sản xuất thiếu liên kết hoặc liên kết không bền vững không tạo thành sức mạnh tổng hợp chung, kể cả các DN đã tham gia vào các hiệp hội.
Nói như vậy không phải là các DN bán lẻ Việt Nam có lỗi hoàn toàn trong sự yếu kém này, còn có một số yếu tố khách quan như công tác quy hoạch hệ thống bán lẻ chưa được xây dựng một cách khoa học, thiếu các điều kiện cần và đủ cho khi thực hiện; đôi lúc tùy tiện cục bộ gây thiệt hại tới DN Việt Nam. Một ví dụ: trên tuyến đường Thái Thịnh, chưa đầy 1km đã có tới 3 siêu thị hoạt động, điều này gây ra bức xúc trong nội bộ các siêu thị nội với nhau khi quy hoạch không khoa học. Hiện nay, ngành thuế áp dụng chính sách thuế khoán với tư thương, trong khi DN chịu thuế doanh thu điều này khiến 1 kg thịt bán tại siêu thị cao hơn 10.000 đồng so với tư nhân. Về chi phí lưu thông, ngoài các chi phí chung, DN còn phải chịu các chi phí không đáng có như tiếp cận đất đai khó khăn khi mở chuỗi siêu thị, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí kho vận logistic cao hơn các nước trong khu vực. Đối với các siêu thị do DN nhà nước như Hapro lại còn chịu thêm những chi phí như: chi phí phục vụ thị trường nông thôn, chống bão lụt…nếu không có sự hỗ trợ hợp lý của địa phương thì chắc chắn sẽ bị lỗ hoặc không có lợi nhuận của những chuyến hàng đó.
Phương án nào phát triển bán lẻ hiện đại
Dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội trình Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 nêu rõ “Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, chú trọng thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tăng cường kết nối giữa DN sản xuất, phân phối các Hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước, chủ động tham gia mạng lưới phân phối toàn cầu”.
Muốn thực hiện định hướng trên, trước hết về phía Nhà nước, bộ, ngành và các địa phương trong cả nước cần tạo môi trường kinh doanh thương mại minh bạch, công khai, bình đẳng và thông thoáng cho các DN bán lẻ. Tiếp tục xây dựng các bộ luật liên quan đến bán lẻ, bổ sung điều chỉnh các dự luật đã có cho phù hợp với tình hình mới như: Luật bán lẻ, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền… Có chính sách hỗ trợ DN nhưng không vi phạm các cam kết quốc tế. Xây dựng và thực thi có hiệu quả các đề án, quy hoạch phát triển thị trường trong nước, trong đó có bán lẻ hiện đại từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo; Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính Phủ hỗ trợ một số địa phương xây dựng một số tập đoàn bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam. Tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ổn định, đủ cung ứng cho thị trường bán lẻ nói chung và các siêu thị trong cả nước. Nhà nước cần đánh giá đúng vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, ngành hàng trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho các hiệp hội hoạt động một cách chủ động, hiệu quả, góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước; Gắn kết quả hoạt động cùa các Hiệp hội với kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
Về DN cần tự thân khắc phục những điểm yếu bằng năng lực vốn có của mình, đẩy mạnh liên doanh liên kết cùng nhau phát triển. Chú trọng đào tào nguồn nhân lực, vận hành các siêu thị một cách chuyên nghiệp, chấp nhận cạnh tranh và hợp tác, học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp FDI để tự hoàn thiện mình. Các DN liên doanh hoặc bán 1 phần vốn cho DN FDI cần nắm bắt những kinh nghiệm tiên tiến của các DN FDI để từng bước phát triển, không bị mất thương hiệu vì những lý do chủ quan gây nên.
Ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam có nhiều cơ hội song cũng có rất nhiều thách thức điều quan trọng là các DN có nắm bắt được cơ hội và vượt qua được thách thức hay không. Nhận ra thách thức, để tìm ra hướng đi, chúng ta hy vọng, DN Việt Nam sẽ vượt qua, từng bước xây dựng một ngành bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong tương lai.
Vũ Vinh Phú
Chủ tịch Hội Siêu thị TP Hà Nội
nguồn: ktdt.vn
nguồn: ktdt.vn