Cần nâng cao hiệu quả công tác khuyến công!
- Thứ sáu - 26/10/2012 03:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hôm nay (25/10), tại Bắc Ninh đã diễn ra Hội nghị Công tác khuyến công các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VII. Hội nghị nhằm đánh giá công tác khuyến công 9 tháng đầu năm, trao đổi và rút kinh nghiệm, đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm 2012. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương, tổng kinh phí khuyến công năm 2012 duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 108,989 tỷ đồng, tăng 27,9% so với kế hoạch năm 2011 (85,170 tỷ đồng). Tính riêng 9 tháng năm 2012, đã có 28/28 tỉnh, thành phố phê duyệt kinh phí khuyến công địa phương, với tổng kinh phí là 64,504 tỷ đồng, tăng 23,51% so với kế hoạch năm 2011, chiếm 45,56 % tổng kinh phí khuyến công địa phương của cả nước. Một số địa phương có kinh phí khuyến công địa phương lớn như: Hà Nội (13,699 tỷ đồng), Nam Định (6.350 tỷ đồng), Thanh Hóa (6,02 tỷ đồng), Nghệ An (4,0 tỷ đồng).
Theo ông Nghiêm Xuân Nghiêm- Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên, nhiều nội dung khuyến công được triển khai linh hoạt như: hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động trong các DN, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ một phần kinh phí cho các DN tham gia các hội trợ triển lãm trong nước… Nhờ đó, các DN có thêm nguồn lực để đầu thiết bị, đổi mới công nghệ, chủ động phát trển sản xuất, kinh doanh.
Các đề án khuyến công đã giúp được nhiều DN chủ động được nguồn lao động có nghề vào làm việc, nhiều làng nghề truyền thống của địa phương khôi phục và phát triển, nhiều xã nông thôn vùng khó khăn đã phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, đa số các Trung tâm khuyến công các tỉnh đều cho rằng, mức hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn thấp nên khó vận động DN lập đề án tham gia chương trình khuyến công.
Theo Sở Công Thương Hải Phòng, các đề án khuyến công quốc gia mới chủ yếu tập trung vào nội dung đào tạo nghề may công nghiệp, may mũ giầy. Còn các đề án khuyến công tuy phong phú hơn nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào nội dung đào tạo truyền nghề và phát triển nghề, hỗ trợ xây dựng mô hình tình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị, nâng cao năng lực quản lý, hoạt động tư vấn cung cấp thông tin. Chưa hình thành được cơ sở công nghiệp nông thôn mang tính hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển CN-TTCN ở các huyện. Tính lan tỏa của các đề án chưa cao.
Ông Vũ Cảnh Hưng- Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Công tác Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, TTCN còn có điểm chồng chéo giữa các Bộ, ngành, gây khó khăn cho công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định khi triển khai thực tế tại các địa phương. Sản xuất TTCN, công nghiệp nông thôn phát triển chưa tương xứng với công nghiệp trên địa bàn. Số lượng DN còn ít, phần lớn cơ sở sản xuất là hộ kinh doanh cá thể, nhiều địa phương và làng nghề thiếu DN đầu đàn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, trong các tháng cuối năm, hoạt động khuyến công các tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công, phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2012. Các địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương phù hợp với quy định của NĐ 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; đồng thời kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất nhằm không ngừng nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hoá hoạt động khuyến công của các trung tâm khuyến công để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo ông Nghiêm Xuân Nghiêm- Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên, nhiều nội dung khuyến công được triển khai linh hoạt như: hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động trong các DN, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ một phần kinh phí cho các DN tham gia các hội trợ triển lãm trong nước… Nhờ đó, các DN có thêm nguồn lực để đầu thiết bị, đổi mới công nghệ, chủ động phát trển sản xuất, kinh doanh.
Các đề án khuyến công đã giúp được nhiều DN chủ động được nguồn lao động có nghề vào làm việc, nhiều làng nghề truyền thống của địa phương khôi phục và phát triển, nhiều xã nông thôn vùng khó khăn đã phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, đa số các Trung tâm khuyến công các tỉnh đều cho rằng, mức hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn thấp nên khó vận động DN lập đề án tham gia chương trình khuyến công.
Theo Sở Công Thương Hải Phòng, các đề án khuyến công quốc gia mới chủ yếu tập trung vào nội dung đào tạo nghề may công nghiệp, may mũ giầy. Còn các đề án khuyến công tuy phong phú hơn nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào nội dung đào tạo truyền nghề và phát triển nghề, hỗ trợ xây dựng mô hình tình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị, nâng cao năng lực quản lý, hoạt động tư vấn cung cấp thông tin. Chưa hình thành được cơ sở công nghiệp nông thôn mang tính hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển CN-TTCN ở các huyện. Tính lan tỏa của các đề án chưa cao.
Ông Vũ Cảnh Hưng- Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Công tác Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, TTCN còn có điểm chồng chéo giữa các Bộ, ngành, gây khó khăn cho công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định khi triển khai thực tế tại các địa phương. Sản xuất TTCN, công nghiệp nông thôn phát triển chưa tương xứng với công nghiệp trên địa bàn. Số lượng DN còn ít, phần lớn cơ sở sản xuất là hộ kinh doanh cá thể, nhiều địa phương và làng nghề thiếu DN đầu đàn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, trong các tháng cuối năm, hoạt động khuyến công các tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công, phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2012. Các địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương phù hợp với quy định của NĐ 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; đồng thời kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất nhằm không ngừng nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hoá hoạt động khuyến công của các trung tâm khuyến công để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ông Ngô Quang Trung- Cục phó Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương): Năm 2012, Cục Công nghiệp địa phương đã hỗ trợ cho 618 cơ sở công nghiệp nông thôn thuê 1.384 gian hàng tham gia hội chợ triển lãm trong nước, với tổng kinh phí 15,250 tỷ đồng, chiếm 13,99% kinh phí, tăng 104,06% so với năm 2011. Đây cũng là giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm. |
Kim Tuyến- Lan Anh
Theo baocongthuong.com.vn
Theo baocongthuong.com.vn