Cây khoai lang “đẹp không tì vết”, năng suất cao vì bón phân hợp lý
- Chủ nhật - 08/10/2017 17:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khoai lang là cây lương thực, thức ăn chăn nuôi, rau và chế biến ra các sản phẩm công nghiệp như: Tinh bột, rượu, cồn, bánh kẹo… Khoai lang cũng là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, khối lượng sinh khối cao, ít sâu bệnh hại, có tính thích ứng và đề kháng mạnh, chịu thâm canh cao, đầu tư chi phí thấp.
Phân NPK Văn Điển giúp khoai lang dây mập, lá xanh dày; tăng sức chịu úng, chịu nóng, chịu rét, dây lá bền đến khi thu hoạch. Ảnh: IT
Năng suất trung bình 25-30tấn/ha
Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp là cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, độ pH từ 5-6. Là cây dễ trồng, năng suất khá lại không đòi hỏi nhiều phân bón cho dù nhu cầu dinh dưỡng của khoai lang không nhỏ. Lượng hút dinh dưỡng của khoai lang (kể cả thân lá) trung bình: 5,16kgN, 17,2kg P2O5 và 7,1kg K2O trên 1 tấn củ. Như vậy, cây có nhu cầu kali cao hơn cả khoai tây và sắn. Chính vì thế, ngoài phân hữu cơ, vô cơ thì rất cần bón kali như các cây có củ khác.
Bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức độ bội thu đạt 29-34tạ/ha khi bón phân chuồng và 22-23tạ/ha khi bón rơm rạ. Bón phân hữu cơ cho khoai lang còn bổ sung thêm phân kali nhất là loại phân có khả năng bổ sung kali như phân chuồng. Kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang nên bón kali cho bội thu tới 86-115%, hiệu suất do bón kali đạt 16-24kg củ/kg kali clorua trên nền trồng không có phân hữu cơ và 2,5-4,7kg củ/kg kali clorua trên nền trồng có phân hữu cơ.
Ngoài dinh dưỡng đạm, lân, kali, các chất trung vi lượng cũng rất cần thiết giúp khoai lang sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng, tăng sức chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh.
Cách bón phân Văn Điển
Do đặc điểm sinh trưởng, phát triển, yêu cầu dinh dưỡng của khoai lang như trên, đa số bà con nông dân đã lựa chọn phân Văn Điển để bón rất hiệu quả. Lân Văn Điển là loại phân chậm tan chỉ tan trong dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi nên tiết kiệm được phân bón. Bón loại lân tan nhanh sau khi bón gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều.
Hiện nay, tình trạng rửa trôi lân làm phú dưỡng nguồn nước ảnh hưởng tới môi trường và nuôi trồng thủy sản. Là loại phân đa chất vì ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có các chất trung, vi lượng, các chất này ngoài có lợi cho cây trồng còn có tác dụng khử và trung hòa các chất độc hại trong đất, bổ sung các chất vi lượng dần bị cạn kiệt trong quá trình canh tác giúp đất màu mỡ thêm.
Nếu trải qua thời gian thường xuyên bón phân đạm urê, bón phân lân hoặc phân NPK có gốc S, lượng đạm tồn dư dưới dạng Biurê và S dư thừa gây ngộ độc đất và nguy hại cho cây trồng.
Lân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua, tạo độ pH thích hợp cho cây. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai lang do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tính năng và tác dụng như vậy.
Nó khác với một số loại NPK thông thường là phân NPK thông thường không có các chất trung, vi lượng. Phân đa yếu tố NPK 9-9-12 Văn Điển chuyên bón thúc cho khoai lang có thành phần các chất dinh dưỡng: N: 9%, P2O5: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Zn, Cu, Co…
Cách bón phân Văn Điển: Bón lót: NPK 4-12-7 Văn Điển, 15-20kg. Lên luống, rạch hàng, bón phân chuồng cùng với phân NPK Văn Điển, lấp đất kín phân và trồng đặt dây khoai lang. Bón thúc: phân NPK Văn Điển 9-9-12 Văn Điển, 8-10kg/sào. Bón khi khoai lang ngả ngọn bò, dùng cuốc xả mép luống, bón phân kết hợp với vun luống (tránh phân tiếp xúc với dây khoai lang).
Theo danviet.vn