Chuyên gia Bộ Y tế tư vấn cách phòng chống cúm gia cầm
- Thứ ba - 28/03/2017 03:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Dịch cúm A (H5N1) xuất hiện tại Việt Nam khoảng cuối năm 2003. Từ đó đến nay, công tác kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này đã được triển khai khá tốt. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch dịch cúm A (H5N1) có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới do Việt Nam có đường biên giới chung trải dài với Trung Quốc - nơi đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Vận chuyển gia cầm qua biên giới có thể làm bùng phát dịch bệnh trong nước. |
Gần đây nhất - trong 2 tuần đầu tháng 3, tại tỉnh Quảng Tây (tiếp giáp với 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng) đã phát hiện 14 trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người trải rộng tại 7 thành phố thuộc tỉnh này. Và chưa hết quý I/2017, Việt Nam đã ghi nhận 11 địa phương có ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm, bao gồm: Cao Bằng, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng.
Tuy không ghi nhận trường hợp mắc cúm trên người, nhưng theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh trong thời gian tới ở nước ta là rất cao, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay.
Trước nguy cơ cùng lúc phải đối mặt với 2 dịch cúm (H5N1 và H7N9), người dân nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng đang vô cùng lo lắng. Để góp phần giải quyết những băn khoăn ấy, 15h ngày 29/3, Bộ Y tế phối hợp với Báo điện tử Zing.vn và trang Zalo page Bộ Y tế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề “Phòng chống dịch cúm gia cầm”.
Những thắc mắc liên quan tới dịch cúm gia cầm sẽ được giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến với sự tham gia của các bác sĩ và chuyên gia y tế.
|
Trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phòng chống cúm gia cầm”, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - ông Trần Đắc Phu, ông Ngô Duy Nghĩa - Trưởng khoa phòng dịch, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và ông Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ có những tư vấn bổ ích, để người dân hiểu rõ hơn về dịch bệnh nguy hiểm này, cũng như chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cụ thể, các vấn đề tư vấn bao gồm: nguyên nhân/cơ chế lây nhiễm, các biến chủng virus cúm lây nhiễm sang người, biểu hiện của bệnh nhân mắc cúm gia cầm, các biện pháp ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm sang người, cách phòng chống đại dịch…
Bạn đọc quan tâm tới vấn đề cúm gia cầm có thể đặt câu hỏi trước cho hai khách mời