Có hay không 38.000 tỷ đồng “rót” cho cá tra?
- Thứ tư - 19/12/2012 04:38
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ NN-PTNT cho biết trong năm 2012, tình hình chăn nuôi và xuất khẩu cá tra liên tiếp gặp khó khăn. Hiện tại, dù thị trường tiêu thụ ở một số nước có dấu hiệu tăng trưởng do nhu cầu đón lễ Giáng sinh và mừng năm mới nhưng giá thu mua cá tra ở ĐBSCL lại sụt giảm so với hồi đầu tháng 12. Hiện giá cá thu mua 20.500 - 21.700 đồng/kg, người nuôi đang lỗ từ 3.000 - 3.300 đồng/kg. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011, xu hướng giảm diễn ra trên hầu hết các thị trường, đặc biệt là EU. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến xuất khẩu cá tra khó khăn do doanh nghiệp không vay được vốn hoặc vay nhưng mức vay giảm so với năm 2011. Theo ông Minh, vào tháng 2-2012, tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì, Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ của ngành cá tra khoảng 19.000 tỷ đồng, chỉ 7 tháng sau đã lên tới 38.000 tỷ đồng. Con số này quá lớn, nếu có các doanh nghiệp không phải bán tháo cá tra như thời gian qua. Số hộ dân nuôi cá, phần lớn là người đã có vốn liếng, nên tỷ lệ vay ngân hàng rất ít. Do đó, con số 6.000 hộ nuôi cá tra được vay vốn sản xuất theo ông Minh không thể có. Đồng thời, thực tế số doanh nghiệp còn có thể nuôi và chế biến cá tra chỉ khoảng 70 doanh nghiệp, vì vậy không thể “moi” ra tới 250 doanh nghiệp như Ngân hàng Nhà nước báo cáo. Ông Dương Ngọc Minh khẳng định, trong số 70 doanh nghiệp hiện tại chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp hoạt động ổn định, còn lại phụ thuộc vào ngân hàng. Trong số các doanh nghiệp sống phụ thuộc vào vốn vay, có khoảng 15 doanh nghiệp gần như chết từ năm 2011, do dùng tiền cá tra đầu tư địa ốc, chứng khoán… Vì những điều bất hợp lý như vậy, VASEP cho rằng cần xem lại số tiền ngân hàng báo cáo.
| |