Doanh nghiệp nhỏ vẫn đau đầu với vay vốn
- Thứ năm - 03/04/2014 05:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nói vậy không phải vậy
Chị Lưu Hải Anh, phụ trách kế toán công ty VietMode, cho biết đã đi khảo sát một loạt ngân hàng, song mức lãi suất vay vốn vẫn ở mức khá cao. Chẳng hạn, tại ngân hàng Maritime Bank giới thiệu chương trình cho vay trả lãi theo ngày, thế chấp bằng bất động sản, được nhắm đến các tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, khách hàng có thể vay vốn từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng, thời hạn từ 6 tháng đến 60 tháng. Với nhu cầu vay vốn khoảng 500 triệu đồng, tuỳ theo thời hạn vay khác nhau, mỗi ngày công ty của chị sẽ đều đặn trả ngân hàng từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Cụ thể, nếu vay trong sáu tháng – thời hạn ngắn nhất, số tiền mỗi ngày phải trả xấp xỉ 3 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi, tính ra lãi suất xấp xỉ 16,2%/năm. Ở kỳ hạn 1 năm, khoản trả góp mỗi ngày là 1,6 triệu đồng, tương ứng lãi suất hơn 15%/năm.
Các kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, số tiền trả góp hàng ngày lần lượt 1 triệu đồng và 699.000 đồng, lãi suất tương ứng 16%/năm và 17%/năm. Kỳ hạn dài nhất, 60 tháng, số tiền trả mỗi ngày 551.000 đồng, tính ra, lãi suất lên tới 19,6%/năm!
Băn khoăn với mức lãi suất vay vốn quá cao, gấp 2,5 – 3 lần so với trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, chị Hải Anh được nhân viên ngân hàng giới thiệu gói lãi suất cho vay ưu đãi, lãi suất 8%/năm. Tuy nhiên, thời hạn ưu đãi chỉ 3 tháng, sau đó thả nổi theo lãi suất thị trường, trên nguyên tắc lãi suất huy động của kỳ hạn vay vốn cộng biên độ 4%.
Như vậy, nếu vay vốn thời hạn một năm, sau ba tháng được hưởng lãi suất 8%/năm, doanh nghiệp sẽ phải trả mức lãi suất vay vốn khoảng 11,4%/năm (hiện Maritime Bank đang huy động kỳ hạn 1 năm lãi suất 7,3 – 7,4%/năm); mức lãi suất vay vốn kỳ hạn 2 năm xấp xỉ 12%/năm. Tuy nhiên, điều làm doanh nghiệp e ngại nhất khi vay theo chương trình này là chi phí vay khó định đoán sau thời hạn ưu đãi lãi suất.
Chuyện luôn luôn mới!
Anh Trịnh Minh Hoàng hiện đang sở hữu công ty Sumi chuyên sản xuất và lắp đặt cửa nhựa lõi thép tại Hà Nội. Nhiều tháng nay anh Hoàng rất muốn vay vốn ngân hàng để tiếp tục dự thầu thực hiện các công trình nhưng anh vẫn đắn đo: “Lãi suất hiện tại vẫn cao, vay rồi sợ làm không có lãi”.
Anh Hoàng cho biết nhà thầu thường bị các chủ đầu tư chậm trả tiền, có khi tới hàng năm. “Những công ty nhỏ như chúng tôi dễ bị lợi dụng vốn nên tôi phải cân nhắc có tiền tới đâu làm tới đó hay đi vay vốn để làm. Thêm nữa, mức lãi suất như hiện nay khoảng 13 – 15%/năm chúng tôi làm khó có lãi”, anh Hoàng nói.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thuỵ Phương có nhà máy tại huyện Xuân Mai, Hoà Bình cũng đang làm các thủ tục để vay vốn mở rộng sản xuất. Anh Nguyễn Văn Thụ, giám đốc công ty cho biết, công ty đang cần tiền để mở thêm một dây chuyền mới và tổ chức chăn nuôi trang trại khép kín. “Chúng tôi khó khăn với tài sản để thế chấp. Để vay được 2 tỉ đồng thì tài sản thế chấp phải khoảng 5 tỉ đồng”, anh Thụ cho biết. Anh Thụ có căn hộ trị giá hơn 2 tỉ đồng và hỏi mượn thêm sổ đỏ của bố mẹ để làm tài sản thế chấp nhưng không được đồng ý. “Tôi chưa biết phải xoay xở thế nào để có vốn. Tôi đã hỏi một số ngân hàng thương mại nhưng họ không mặn mà với việc thế chấp dây chuyền sản xuất”, anh Thụ nói.
Lãi suất cao, điều kiện vay vốn khó khăn đang là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ như doanh nghiệp của anh Hoàng, anh Thụ, chị Hải Anh. Đây không phải chuyện mới mà đã có nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn, nhưng tới nay những khó khăn này vẫn còn đó.
Bà Hà Thu Giang, phó vụ trưởng vụ Tín dụng các ngành kinh tế (ngân hàng Nhà nước) cho rằng các tổ chức tín dụng cũng đang gặp khó khăn trong việc xác định các tiêu chí của doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Thiếu tiêu chí rõ ràng, thống nhất, gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong thẩm định và áp dụng cơ chế cho vay”,bà Giang nói. Không những vậy, các chính sách bảo lãnh vốn vay hiện vẫn chưa hiệu quả khiến các tổ chức tín dụng cũng e ngại.
Chị Lưu Hải Anh, phụ trách kế toán công ty VietMode, cho biết đã đi khảo sát một loạt ngân hàng, song mức lãi suất vay vốn vẫn ở mức khá cao. Chẳng hạn, tại ngân hàng Maritime Bank giới thiệu chương trình cho vay trả lãi theo ngày, thế chấp bằng bất động sản, được nhắm đến các tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, khách hàng có thể vay vốn từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng, thời hạn từ 6 tháng đến 60 tháng. Với nhu cầu vay vốn khoảng 500 triệu đồng, tuỳ theo thời hạn vay khác nhau, mỗi ngày công ty của chị sẽ đều đặn trả ngân hàng từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Cụ thể, nếu vay trong sáu tháng – thời hạn ngắn nhất, số tiền mỗi ngày phải trả xấp xỉ 3 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi, tính ra lãi suất xấp xỉ 16,2%/năm. Ở kỳ hạn 1 năm, khoản trả góp mỗi ngày là 1,6 triệu đồng, tương ứng lãi suất hơn 15%/năm.
Doanh nghiệp nhỏ vẫn rất khó tiếp cận vốn. Trong ảnh công nhân công ty Trí Đức sản xuất mứt xuất khẩu. Ảnh: Đặng Hoàng
Các kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, số tiền trả góp hàng ngày lần lượt 1 triệu đồng và 699.000 đồng, lãi suất tương ứng 16%/năm và 17%/năm. Kỳ hạn dài nhất, 60 tháng, số tiền trả mỗi ngày 551.000 đồng, tính ra, lãi suất lên tới 19,6%/năm!
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ – VINASME, thủ tục vay là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn. Có đến 55% |
Như vậy, nếu vay vốn thời hạn một năm, sau ba tháng được hưởng lãi suất 8%/năm, doanh nghiệp sẽ phải trả mức lãi suất vay vốn khoảng 11,4%/năm (hiện Maritime Bank đang huy động kỳ hạn 1 năm lãi suất 7,3 – 7,4%/năm); mức lãi suất vay vốn kỳ hạn 2 năm xấp xỉ 12%/năm. Tuy nhiên, điều làm doanh nghiệp e ngại nhất khi vay theo chương trình này là chi phí vay khó định đoán sau thời hạn ưu đãi lãi suất.
Chuyện luôn luôn mới!
Anh Trịnh Minh Hoàng hiện đang sở hữu công ty Sumi chuyên sản xuất và lắp đặt cửa nhựa lõi thép tại Hà Nội. Nhiều tháng nay anh Hoàng rất muốn vay vốn ngân hàng để tiếp tục dự thầu thực hiện các công trình nhưng anh vẫn đắn đo: “Lãi suất hiện tại vẫn cao, vay rồi sợ làm không có lãi”.
Anh Hoàng cho biết nhà thầu thường bị các chủ đầu tư chậm trả tiền, có khi tới hàng năm. “Những công ty nhỏ như chúng tôi dễ bị lợi dụng vốn nên tôi phải cân nhắc có tiền tới đâu làm tới đó hay đi vay vốn để làm. Thêm nữa, mức lãi suất như hiện nay khoảng 13 – 15%/năm chúng tôi làm khó có lãi”, anh Hoàng nói.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thuỵ Phương có nhà máy tại huyện Xuân Mai, Hoà Bình cũng đang làm các thủ tục để vay vốn mở rộng sản xuất. Anh Nguyễn Văn Thụ, giám đốc công ty cho biết, công ty đang cần tiền để mở thêm một dây chuyền mới và tổ chức chăn nuôi trang trại khép kín. “Chúng tôi khó khăn với tài sản để thế chấp. Để vay được 2 tỉ đồng thì tài sản thế chấp phải khoảng 5 tỉ đồng”, anh Thụ cho biết. Anh Thụ có căn hộ trị giá hơn 2 tỉ đồng và hỏi mượn thêm sổ đỏ của bố mẹ để làm tài sản thế chấp nhưng không được đồng ý. “Tôi chưa biết phải xoay xở thế nào để có vốn. Tôi đã hỏi một số ngân hàng thương mại nhưng họ không mặn mà với việc thế chấp dây chuyền sản xuất”, anh Thụ nói.
Lãi suất cao, điều kiện vay vốn khó khăn đang là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ như doanh nghiệp của anh Hoàng, anh Thụ, chị Hải Anh. Đây không phải chuyện mới mà đã có nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn, nhưng tới nay những khó khăn này vẫn còn đó.
Bà Hà Thu Giang, phó vụ trưởng vụ Tín dụng các ngành kinh tế (ngân hàng Nhà nước) cho rằng các tổ chức tín dụng cũng đang gặp khó khăn trong việc xác định các tiêu chí của doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Thiếu tiêu chí rõ ràng, thống nhất, gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong thẩm định và áp dụng cơ chế cho vay”,bà Giang nói. Không những vậy, các chính sách bảo lãnh vốn vay hiện vẫn chưa hiệu quả khiến các tổ chức tín dụng cũng e ngại.
Nguồn: danviet.vn