Gạo Việt bị lo ngại về độ an toàn ở Mỹ: Thiếu cơ sở, không thuyết phục!
- Thứ hai - 06/05/2013 04:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Động thái này xuất hiện sau thông báo của ARI – một doanh nghiệp lớn của Tây Ban Nha, có trụ sở ở Texas – là “sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo hạt dài thường xuyên với khối lượng lớn từ Việt Nam”.
Gạo Việt Nam vào thị trường Mỹ đã qua nhiều khâu kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm. |
Cụ thể, trong đơn gửi ông Hamburg - Ủy viên FDA, đại diện RPA cho rằng, gạo Việt đã từng bị Nhật Bản từ chối do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trước đây. Ngoài ra, RPA?còn nghi ngờ ARI có thể đã dùng gạo Việt Nam pha trộn với gạo Mỹ để bán cho người tiêu dùng.
Trước những thông tin bất lợi về gạo Việt tại thị trường Mỹ, ngày 5.5, ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, việc sử dụng thông tin gạo Việt bị Nhật từ chối vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao là không thuyết phục.
Xuất khẩu gạo vào Mỹ tăng mạnh Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu gạo Việt Nam vào Mỹ và các nước châu Mỹ đã tăng mạnh trong quý I.2013. Cụ thể, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng gần 47.400 tấn gạo sang châu Mỹ trong tháng 2, so với khoảng 7.500 tấn trong tháng 12.2012. Sau châu Á, châu Mỹ trở thành điểm đến lớn thứ hai đối với gạo Việt Nam, kế tiếp nữa là châu Phi. |
Do đó, khó có chuyện doanh nghiệp sử dụng gạo kém chất lượng để đưa vào tiêu thụ ở Mỹ. “Hiện tại, hoạt động chế biến, xuất khẩu gạo trong nước đã được kiểm soát bởi Nghị định 109, tuy nhiên, vẫn không loại trừ được tất cả những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, thu mua lúa gạo “bẩn” từ nhiều nguồn rồi xuất bán giá rẻ, làm ảnh hưởng tới thương hiệu gạo Việt Nam trên trường thế giới.
Do đó, trong thời buổi hiện nay, doanh nghiệp làm ăn cần cẩn trọng trong từng hợp đồng”- ông Hải nói. Trao đổi với NTNN, GS-TS Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, chuyện Hiệp hội Các nhà sản xuất gạo Mỹ phản ứng trước những nghi ngờ về chất lượng gạo nhập khẩu là bình thường, bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng trong nước của họ.
Đây cũng là cơ hội để người trồng lúa trong nước xem lại mình, đẩy mạnh sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP… “Dù đây mới là lần đầu tiên gạo Việt bị phản ứng tại Mỹ nhưng cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với những doanh nghiệp làm ăn bất chính (nếu có). Doanh nghiệp chế biến phải hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, truy suất được nguồn gốc… để có thế “minh oan” dễ dàng khi gặp sự cố ở nước ngoài”- GS - TS Võ Tòng Xuân nói.
Còn ông Trần Tuấn Anh – Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, đơn vị này vẫn chưa nhận được văn bản cũng như bất cứ thông tin hợp tác nào từ phía FDA. Tuy nhiên, ngay trong ngày hôm nay (6.5), Bộ Công Thương sẽ kiểm tra, liên hệ với FDA để có hướng xử lý thích hợp.
Theo danviet.vn