Hà Tĩnh: Thị trường hàng hoá dịp Tết ở mức ổn định
- Thứ ba - 19/02/2013 23:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhờ thực hiện nghiêm ngặt các phương án đề ra như trực kiểm tra 24/24 giờ về tình hình giá cả; đẩy mạnh SX-KD, bình ổn giá thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…nên nhìn chung thị trường hàng hoá dịp Tết nguyên đán vừa qua ở Hà Tĩnh tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ông Nguyễn Cự Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh cho biết, bắt đầu từ tháng 1/2013 (thời điểm trước tết Quý Tỵ), để hạn chế tối đa việc doanh nghiệp, đại lý đầu cơ, tăng giá hàng hoá, Chi cục QLTT (Sở công thương Hà Tĩnh) đã phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra tăng cường giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm về giá cả, chất lượng tất cả các mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm, đồ may mặc, hàng điện tử. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng…
Kết quả, từ đầu tháng 1-14/2/2014 (mùng 8 tết), Chi cục QLTT đã kiểm tra, xử lý 160 vụ vi phạm hàng cấm, nhập lậu; hàng giả, kém chất lượng, vi phạm lĩnh vực giá; vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt lên tới hơn 560 triệu đồng. Các nhóm hàng xử lý vi phạm chủ yếu là thực phẩm và pháo nổ.
Sau tết, nhiệm vụ trọng tâm Chi cục QLTT thực hiện là tiếp tục quản lý giá các loại hàng hoá. Đến thời đểm này, nhóm hàng thực phẩm gần như đã được bán trở lại giá bán ngày thường. Tại chợ TP Hà Tĩnh, thịt lợn loại 1 có giá từ 120.000 – 125.000đ; dầu ăn từ 33.000 – 35.000đ/lít; thịt bò loại 1 từ 200.000-205.000đ/kg; rau cải, rau muống giá bán 3.000-5.000đ/bó…
Chị Huệ, chủ một quầy hàng tại chợ Vườn ươm, TP Hà Tĩnh nói: “Điều kiện kinh tế của người dân năm nay khó khăn nên lượng hàng hoá tiêu thụ cũng giảm đi đáng kể. Vì thế, giá hàng hoá dịp tết năm nay cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ những ngày trước và trong tết”.
Theo ông Dũng thì tết năm nay mặc dù tất cả các nhóm hàng hoá đều ổn định nhưng chỉ có giá dịch vụ vận chuyển hành khách vẫn tăng cao và khó kiểm soát bởi các nhà xe tuỳ tiện tăng giá theo từng ngày.
Kết quả Hà Tĩnh đạt được trong việc bình ổn giá, xử lý vi phạm hàng hoá dịp tết vừa qua là một điều đáng khích lệ. Nhưng để người dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu vùng xa có điều kiện sử dụng hàng hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, thiết nghĩ các ngành chức năng ở Hà Tĩnh cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hơn nữa các trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định đời sống dân sinh trên địa bàn.
Kết quả, từ đầu tháng 1-14/2/2014 (mùng 8 tết), Chi cục QLTT đã kiểm tra, xử lý 160 vụ vi phạm hàng cấm, nhập lậu; hàng giả, kém chất lượng, vi phạm lĩnh vực giá; vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt lên tới hơn 560 triệu đồng. Các nhóm hàng xử lý vi phạm chủ yếu là thực phẩm và pháo nổ.
Sau tết, nhiệm vụ trọng tâm Chi cục QLTT thực hiện là tiếp tục quản lý giá các loại hàng hoá. Đến thời đểm này, nhóm hàng thực phẩm gần như đã được bán trở lại giá bán ngày thường. Tại chợ TP Hà Tĩnh, thịt lợn loại 1 có giá từ 120.000 – 125.000đ; dầu ăn từ 33.000 – 35.000đ/lít; thịt bò loại 1 từ 200.000-205.000đ/kg; rau cải, rau muống giá bán 3.000-5.000đ/bó…
Chị Huệ, chủ một quầy hàng tại chợ Vườn ươm, TP Hà Tĩnh nói: “Điều kiện kinh tế của người dân năm nay khó khăn nên lượng hàng hoá tiêu thụ cũng giảm đi đáng kể. Vì thế, giá hàng hoá dịp tết năm nay cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ những ngày trước và trong tết”.
Theo ông Dũng thì tết năm nay mặc dù tất cả các nhóm hàng hoá đều ổn định nhưng chỉ có giá dịch vụ vận chuyển hành khách vẫn tăng cao và khó kiểm soát bởi các nhà xe tuỳ tiện tăng giá theo từng ngày.
Thị trường hàng hoá sau Tết gần như trở lại bình thường
Quả đúng như lời ông Dũng nói, theo giá niêm yết quy định của bến xe khách Hà Tĩnh, giá vận chuyển hành khách tuyến TP Hà Tĩnh - huyện Hương Sơn; TP Hà Tĩnh – Hương Khê và ngược lại đều có giá 50.000đ/hành khách. Nhưng từ ngày 20/12-9/1/2013 (âm lịch) nhà xe đã tăng giá lên 80-120.000đ/hành khách. Việc nhà xe tuỳ tiện tăng giá lên quá cao đã gây nên không ít tình huống dở khóc dở cười, thậm chí là xô xát, ẩu đả giữa nhà xe và hành khách.
Một nam sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh bức xúc: “Em đi xe từ Hương Sơn xuống TP Hà Tĩnh với quảng đường 70 km nhưng khi trả tiền lơ xe lấy đến 100.000đ. Em thấy oan quá bởi tết mọi năm nhà xe có tăng giá đi chăng nữa cũng chỉ tăng từ 15-20%, ngược lại năm nay giá cao tới hơn gấp đôi”.
Một nam sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh bức xúc: “Em đi xe từ Hương Sơn xuống TP Hà Tĩnh với quảng đường 70 km nhưng khi trả tiền lơ xe lấy đến 100.000đ. Em thấy oan quá bởi tết mọi năm nhà xe có tăng giá đi chăng nữa cũng chỉ tăng từ 15-20%, ngược lại năm nay giá cao tới hơn gấp đôi”.
Kết quả Hà Tĩnh đạt được trong việc bình ổn giá, xử lý vi phạm hàng hoá dịp tết vừa qua là một điều đáng khích lệ. Nhưng để người dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu vùng xa có điều kiện sử dụng hàng hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, thiết nghĩ các ngành chức năng ở Hà Tĩnh cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hơn nữa các trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định đời sống dân sinh trên địa bàn.
Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Báo Nông nghiệp Việt Nam