Hướng mới cho tín dụng nông nghiệp

Hướng mới cho tín dụng nông nghiệp
Hiện nay, nông nghiệp nông thôn đang có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư nói chung và vay vốn tín dụng nói riêng nhằm cung ứng các tư liệu tiêu dùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Thực tế, trong thời gian qua, không ít ngân hàng đã hướng tín dụng về địa bàn nông thôn, coi đó là “cánh cửa thoát hiểm” trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

 

Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, chính vì vậy ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong huy động và cho vay thương mại. Tuy nhiên theo thống kê, tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn tăng trưởng tốt.

Các ngân hàng hướng tín dụng về địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng tiếp cận vốn (ảnh: cafef)

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong năm 2012 là hơn 316.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 70% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân ước 242.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,5% dư nợ nền kinh tế.

Với lãi suất thấp hơn so với cho vay phi sản xuất, gói tín dụng nông nghiệp, nông thôn đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân phát triển sản xuất. Tuy vậy, để hỗ trợ lĩnh vực kinh tế quan trọng này, ngành Ngân hàng cần có chính sách phù hợp. Nhiều doanh nghiệp, nông dân cho biết vẫn còn khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng. Ông Trương Đình Tuyển, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, cho rằng:

 

 

 

Bên cạnh đó, nguồn vốn cung ứng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hiện nay phần lớn dành cho doanh nghiệp, còn nông dân, người trực tiếp tạo ra sản phẩm nông nghiệp gần như bị bỏ ngỏ. Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đề xuất:

Theo đại diện các ngân hàng thì việc cấp thẻ tín dụng trực tiếp cho người nông dân là một mô hình hay và có tính thực tiễn cao, lại đúng với định hướng phát triển không dùng tiền mặt của Nhà nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm rất thấp. Đối với các huyện ngoại thành TP.HCM, nếu tính riêng các hộ nông dân, nợ xấu chỉ dưới 1%. Đối với các địa phương khác cho vay nông nghiệp, nông thôn nợ xấu dưới 2%, thậm chí có nơi nợ xấu chỉ chiếm 0,8%. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ tín dụng cho nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, cho biết:

 

Mặc dù tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong cơ cấu GDP của TP.HCM trong năm 2012 còn khá thấp, chỉ chiếm 1,2%, nhưng đây được xác định là một trong những ngành trọng điểm. Do đó, thành phố đã chủ động ban hành Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh:

 

 

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay, khách hàng nông nghiệp là một kênh khá an toàn, ổn định. Do đó, các ngân hàng cần tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ nông dân, như cơ cấu lại nợ, điều chỉnh giảm lãi suất, có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, tiện ích ngân hàng tiên tiến.

Tuy nhiên, việc ngại tiếp cận với máy móc, công nghệ thông tin, thói quen thích sử dụng tiền mặt… của người nông dân là vấn đề mà các ngân hàng cần tính đến khi tiến hành đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng nông nghiệp. Điều quan trọng lúc này là các ngân hàng cần biết tự đổi mới dịch vụ, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, nắm bắt được nhu cầu của người nông dân để thiết kế cho ra đời những sản phẩm dịch vụ cụ thể, phù hợp với đặc tính của họ thông qua sự gắn kết, chia sẻ. Có như vậy, việc đưa sản phẩm dịch vụ thẻ mới đến tay người nông dân mới thuận lợi và đạt được mục tiêu tăng thu dịch vụ mà ngân hàng đề ra

 

                                                                                                                                                    Theo voh.com.vn