Khâu thu hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa Hướng đi hiệu quả trong sản xuất lúa hàng hóa
- Thứ sáu - 19/10/2012 20:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giảm thất thoát, tăng hiệu quả
Tận mắt chứng kiến những chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động trên đồng ruộng, ông Phạm Như Minh, thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ tỏ ra khá hào hứng. Ông cho biết, nhà có 7 sào lúa, vụ nào cũng phải thuê gặt với giá 160.000 đồng/sào, sau đó thuê máy phụt tuốt lúa mất thêm 50.000 đồng/sào. Như vậy, tổng chi phí thu hoạch một vụ của gia đình ông lên tới gần 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đưa máy GĐLH vào thu hoạch, giá thuê giảm xuống còn 80.000 đồng/sào.
Theo UBND huyện Chương Mỹ, toàn huyện có 9.300ha diện tích đất trồng lúa. Phần lớn diện tích tương đối bằng phẳng, có thể ứng dụng CGH vào sản xuất. Ông Trần Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, sau khi đưa máy GĐLH vào thu hoạch lúa, công lao động giảm đáng kể và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay, việc ứng dụng CGH trong thu hoạch trên địa bàn huyện còn hạn chế, toàn huyện mới chỉ có 8 chiếc máy GĐLH.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia chia sẻ, thu hoạch lúa là khâu lao động nặng nhọc và có tỷ lệ thất thoát cao. Tính riêng thất thoát trong khâu thu hoạch chiếm từ 6 - 8%. Nếu áp dụng máy GĐLH có thể giảm thất thoát khoảng 3%. Ngoài ra, sử dụng máy GĐLH còn rút ngắn thời gian thu hoạch, đảm bảo thời vụ sản xuất.
Tích cực dồn điền đổi thửa
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có 100.000ha trồng lúa với trên 4 triệu lao động nông thôn. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều lao động thiếu việc làm, giá công lao động cao, vào thời vụ lên tới 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Với mức giá này người trồng lúa chỉ đảm bảo hòa vốn, không có lãi. Do đó, cùng với áp dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật thâm canh, việc đẩy mạnh CGH trong sản xuất, trong đó có khâu thu hoạch là yêu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của việc ứng dụng CGH là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì vậy, để đẩy nhanh triển khai CGH, UBND TP đã yêu cầu các huyện, thị xã tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa. Để hỗ trợ các địa phương, UBND TP vừa có Quyết định 16 ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó, hỗ trợ 100% lãi suất trong vòng 3 năm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP khi mua máy làm đất, gieo cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy...
Theo kế hoạch trong năm 2012, toàn TP dồn điền đổi thửa 19.000ha. Đến nay, các huyện đã đăng ký được khoảng 36.000ha. Được biết, hiện TP đã ứng trước 500 tỷ đồng cho các huyện để thực hiện dồn điền đổi thửa và xây dựng hạ tầng nông thôn. Đây sẽ là động lực giúp cho công cuộc dồn điền đổi thửa và ứng dụng CGH trên địa bàn TP diễn ra thuận lợi. UBND TP yêu cầu các huyện, HTX cùng bà con nông dân tích cực hưởng ứng chương trình CGH, phấn đấu hoàn thành sớm chương trình CGH nông nghiệp trên địa bàn TP trước năm 2015.
Tận mắt chứng kiến những chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động trên đồng ruộng, ông Phạm Như Minh, thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ tỏ ra khá hào hứng. Ông cho biết, nhà có 7 sào lúa, vụ nào cũng phải thuê gặt với giá 160.000 đồng/sào, sau đó thuê máy phụt tuốt lúa mất thêm 50.000 đồng/sào. Như vậy, tổng chi phí thu hoạch một vụ của gia đình ông lên tới gần 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đưa máy GĐLH vào thu hoạch, giá thuê giảm xuống còn 80.000 đồng/sào.
Sử dụng máy gặt đập trong thu hoạch lúa ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Văn Thắng
Theo UBND huyện Chương Mỹ, toàn huyện có 9.300ha diện tích đất trồng lúa. Phần lớn diện tích tương đối bằng phẳng, có thể ứng dụng CGH vào sản xuất. Ông Trần Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, sau khi đưa máy GĐLH vào thu hoạch lúa, công lao động giảm đáng kể và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay, việc ứng dụng CGH trong thu hoạch trên địa bàn huyện còn hạn chế, toàn huyện mới chỉ có 8 chiếc máy GĐLH.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia chia sẻ, thu hoạch lúa là khâu lao động nặng nhọc và có tỷ lệ thất thoát cao. Tính riêng thất thoát trong khâu thu hoạch chiếm từ 6 - 8%. Nếu áp dụng máy GĐLH có thể giảm thất thoát khoảng 3%. Ngoài ra, sử dụng máy GĐLH còn rút ngắn thời gian thu hoạch, đảm bảo thời vụ sản xuất.
Tích cực dồn điền đổi thửa
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có 100.000ha trồng lúa với trên 4 triệu lao động nông thôn. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều lao động thiếu việc làm, giá công lao động cao, vào thời vụ lên tới 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Với mức giá này người trồng lúa chỉ đảm bảo hòa vốn, không có lãi. Do đó, cùng với áp dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật thâm canh, việc đẩy mạnh CGH trong sản xuất, trong đó có khâu thu hoạch là yêu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của việc ứng dụng CGH là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì vậy, để đẩy nhanh triển khai CGH, UBND TP đã yêu cầu các huyện, thị xã tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa. Để hỗ trợ các địa phương, UBND TP vừa có Quyết định 16 ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó, hỗ trợ 100% lãi suất trong vòng 3 năm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP khi mua máy làm đất, gieo cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy...
Theo kế hoạch trong năm 2012, toàn TP dồn điền đổi thửa 19.000ha. Đến nay, các huyện đã đăng ký được khoảng 36.000ha. Được biết, hiện TP đã ứng trước 500 tỷ đồng cho các huyện để thực hiện dồn điền đổi thửa và xây dựng hạ tầng nông thôn. Đây sẽ là động lực giúp cho công cuộc dồn điền đổi thửa và ứng dụng CGH trên địa bàn TP diễn ra thuận lợi. UBND TP yêu cầu các huyện, HTX cùng bà con nông dân tích cực hưởng ứng chương trình CGH, phấn đấu hoàn thành sớm chương trình CGH nông nghiệp trên địa bàn TP trước năm 2015.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong sản xuất lúa, tỷ lệ CGH trong khâu làm đất và vận chuyển đạt trên 80%; khâu tưới tiêu đạt trên 85%; khâu thu hoạch đạt trên 40%; khâu tuốt, ra hạt đạt trên 95%. |
Thiên Tú
Theo ktdt.com.vn
Theo ktdt.com.vn