“Khủng hoảng thừa” sẽ nghiêm trọng hơn?

“Khủng hoảng thừa” sẽ nghiêm trọng hơn?
* Gà giống cho chẳng ai lấy Vì sao hàng loạt sản phẩm chăn nuôi lại đồng loạt rớt giá trầm trọng như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, đang có bàn tay chi phối nhằm thao túng thị trường của các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi. Số khác lại khẳng định, suy thoái kinh tế, kéo theo sức mua của thị trường tụt mạnh là nguyên nhân chính khiến người chăn nuôi điêu đứng.

>> Lỗ không còn ngóc đầu lên được
>> Trứng chất như núi
Chiêu “đánh sập thị trường để lên ngôi”? 
Là người có thâm niên trong ngành chăn nuôi, ông Lê Huy Lộc, chủ trang trại gia cầm tại xã Cẩm Bình (Cẩm Giàng, Hải Dương) phân tích, theo chu kỳ hàng năm, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm trong mùa hè thường giảm mạnh, khiến giá thịt thường giảm theo. Tuy nhiên, giá hàng loạt sản phẩm chăn nuôi tụt mạnh và kéo dài trong suốt gần hai tháng vừa qua là hiện tượng bất thường. Ông Lộc nhận định, diễn biến này của thị trường, đặc biệt thị trường gia cầm có thể đang có bàn tay chi phối nhằm thao túng từ phía các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi. Nhận định này không phải là không có cơ sở, khi mà thị phần thịt gia cầm của hai DN nước ngoài là Cty chăn nuôi C.P (Cty C.P) và Cty Japfacomfeed trên thực tế hiện chiếm không dưới 35% thị trường Việt Nam và hoàn toàn có khả năng điều khiển thị trường.
Bằng chứng với giá gia cầm chỉ 26 – 27 nghìn đồng/kg như hiện nay, trong khi các chủ trang trại của Việt Nam có quy mô lớn thế nào đi nữa, cũng sẽ lỗ ít nhất 10 nghìn đồng/kg, thì không hiểu sao, giá thịt gà niêm yết hàng ngày của các Cty như C.P vẫn có thể luôn thấp hơn giá của các trang trại nhỏ trong nước từ 1 – 2 giá.
Theo ông Lộc, điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi các DN chăn nuôi nước ngoài như C.P và Japfacomfeed sẽ không phải gánh chịu lãi suất ngân hàng cao như các trang trại trong nước. Họ cũng tự chủ được nguồn giống, thức ăn và toàn bộ các vật tư chuồng trại. Điều này sẽ khiến giá thành sản phẩm chăn nuôi của họ luôn thấp hơn các trang trại của nông dân Việt Nam rất nhiều. Đồng thời, với vị thế là những nhà cung cấp thức ăn gia súc, giống gia cầm và vật tư chuồng trại hàng đầu, những lợi nhuận từ các mảng miếng kinh doanh này luôn là “bà đỡ” cho hoạt động chăn nuôi của họ khi giá sản phẩm chăn nuôi hạ thấp. Trong khi đó, các trang trại của nông dân Việt Nam vẫn phụ thuộc 100% vào thức ăn và giống của các Cty này, khiến giá thành sản phẩm luôn cao hơn.


Khủng hoảng kinh tế tưởng là chuyện xa xôi, hóa ra lại là tảng đá đang đè bẹp 
người chăn nuôi
“Tóm lại với giá gà thịt 24 hay 25 nghìn đồng/kg, họ vẫn không lỗ. Nhưng với giá đó chúng tôi sẽ không bao giờ cạnh tranh được. Đã thế, hàng ngày chúng tôi vẫn buộc phải nghe ngóng giá niêm yết của các “ông lớn” kia để ra giá cho lái buôn. Nếu như họ cố tình đánh tụt giá bán một thời gian nữa, các trang trại như chúng tôi sẽ phá sản. Và chắc chắn lúc đó, họ ung dung thao túng thị trường theo ý muốn…” – ông Lộc lo lắng.
Cũng như ông Lộc, ông Trần Văn Hùng, một chủ trang trại gia cầm khác tại xã Cẩm Hoàng (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) ái ngại: Từ năm 2011 đến nay, trong khi các trang trại lỗ liên miên, phải giảm đàn, treo chuồng thì các Cty lớn như C.P và Japfacomfeed vẫn không ngừng xây mới các trang trại chăn nuôi khổng lồ. Được biết, Cty C.P đang chuẩn bị hoàn thành thi công một trại chăn nuôi gia cầm, nghe nói là lớn và hiện đại nhất miền Bắc ngay tại xã Cẩm Bình – vốn là thủ phủ chăn nuôi của tỉnh Hải Dương.
Còn mới đây, một tập đoàn chăn nuôi của Đài Loan cũng vừa về vùng chăn nuôi gia cầm tại xã Cẩm Hoàng, vào từng hộ chăn nuôi khảo sát tình hình và cho biết sẽ lập một dự án xây trại chăn nuôi tại đây. “Rõ ràng là họ vẫn làm ăn có lãi, và sẽ tiếp tục mở rộng đàn nuôi trong thời gian tới. Cứ tình hình này, chúng tôi sẽ buộc phải giải thể, và chăn nuôi ở đây sớm muộn gì cũng sẽ thuộc về những Cty kia mà thôi” – ông Hùng lo lắng. 
Cung – cầu đứt gánh 
Trái ngược với những nhận định trên đây, nhiều chủ trang trại cho rằng, sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh là nguyên nhân chính đẩy giá sản phẩm chăn nuôi vào bi đát.
Từng là một chủ trang trại chăn nuôi gia cầm gia công cho Cty C.P, anh Nguyễn Xuân Tùng (HTX chăn nuôi Cổ Đông, Sơn Tây) đánh giá: Việc bán tháo và đánh tụt giá sản phẩm để tăng giá trở lại và kiểm soát thị trường là một động tác khá quen thuộc của các DN chăn nuôi nước ngoài lớn tại Việt Nam, tuy nhiên động thái này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, thường chỉ khoảng một tuần đến 10 ngày. Vì thế, việc thị trường sản phẩm chăn nuôi tụt giá kéo dài gần 2 tháng qua là điều mà các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi khó thực hiện.
Anh dẫn chứng thêm: Mới hôm trước, các đại lí bán thức ăn gia súc cho Cty Japfacomfeed tại khu vực HTX Cổ Đông còn đến tận các trang trại và gạ gẫm rằng, hiện Cty Japfacomfeed đang có chương trình khuyến mãi… mua cám tặng gà giống. Theo đó, trang trại nào mua 1 tấn cám thì được tặng không 300 con gà giống thịt lông trắng! “Họ cho không giống gà nhưng tôi cũng chẳng lấy làm gì, vì nuôi bây giờ khác nào đi tự tử. Nhưng điều này cũng chứng tỏ, bản thân các DN lớn trong chăn nuôi gia cầm như Cty Japfacomfeed có vẻ cũng đang khốn đốn chứ chẳng chơi!” – anh Tùng nhận định.

 
“Trước đây, nhà ăn nhiều Cty lớn tại KCN Phố Nối mỗi tuần lên thực đơn hàng nghìn quả trứng đặt hàng tôi mang đến. Bây giờ họ rút xuống chỉ còn một nửa. Tôi chỉ nghe phía nhà ăn các Cty này nói rằng, Cty đang cắt giảm công nhân” – anh Núi cho biết.
Ông Đặng Đức Khang, chủ trang trại gia cầm hơn 6 vạn gà thịt tại Phổ Yên (Thái Nguyên) thì cho rằng, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi như trứng gà, thịt gà, thịt lợn… nuôi công nghiệp tiêu thụ phần lớn cho các nhà ăn tập thể, đặc biệt là phục vụ cho công nhân tại các KCN. Tuy nhiên, cứ như đài báo phản ánh thì hàng loạt DN đang giải thể, cắt giảm công nhân vì suy thoái. Đây có thể là nguyên nhân lớn khiến sản phẩm chăn nuôi bị ứ đọng. “Tôi dự báo sắp tới, khi mà lượng học sinh, sinh viên vào kì nghỉ hè, tình hình ứ đọng trứng, thịt… còn kinh khủng hơn nữa” – ông Khang phân tích.
Theo luồng nhận định này, PV NNVN đã tìm gặp một số chủ đầu nậu buôn trứng gia cầm tại khu vực phía Bắc. Anh Nguyễn Văn Núi (thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) - một “trùm” buôn trứng gà chuyên bao tiêu sản phẩm cho các trang trại lớn tại khu vực Hưng Yên – Hải Dương cho biết: Trước đây, mỗi ngày cơ sở của anh thu mua khoảng 5 – 6 vạn quả trứng gà cung cấp cho nhà ăn của gần chục Cty lớn tại các KCN Phố Nối A, Phố Nối B (Hưng Yên) và một số Cty SX bánh kẹo. Tuy nhiên gần đây, nhu cầu tiêu thụ đã giảm một nửa, mỗi ngày chỉ còn khoảng 2 vạn quả.
 

 
 Theo NNVN