Lá giang xóa đói, giảm nghèo
- Thứ hai - 22/04/2013 20:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
heo người dân nơi đây cho biết, cây giang thuộc họ tre nứa, mọc tự nhiên và phát triển rất nhanh. Nó cho rất nhiều lá, càng hái càng phát triển mạnh mà không hại gì đến sự phát triển của rừng giang. Hiện nay có tới 90 % số hộ dân của xã tham gia thu hái lá giang để bán cho các lò sấy. Cả xã Tân Thành hiện có 21 lò sấy lá giang, do vậy tất cả số lá người dân thu hái về đều được các chủ lò mua hết, với giá khá cao, tùy theo từng vụ. Chính vụ lá đẹp, có giá cao hơn, trung bình từ 7 – 8 nghìn đồng một cân lá tươi; người hái nhanh mỗi ngày đạt 6 đến 70 kg, thu từ 4 đến 500 nghìn đồng; người hái chậm cũng đạt từ 3 đến 40kg, thu bình quân trên 2 trăm nghìnĐây là một nguồn thu nhập rất cao so với các nghề nông khác tại địa phương mà lại không phải đầu tư thứ gì. Một số người dân nơi đây gọi cây giang là “Cây xóa đói, giảm nghèo”, thậm chí có người gọi lá giang là “Lá tiền” - quả không sai.
Cái hay của việc thu hái lá giang là rất nhiều người có thể làm được. Từ trẻ em trên 10 tuổi cho đến các ông bà tuổi 60 vẫn có thể lên rừng hái được. Họ chỉ cần trèo lên búi cây, vít từng cây xuống để hái lá. Ưu điểm của cây giang là dẻo, mềm, mọc giống như giàn, lá mọc khá tập trung, nên khi thu hái tương đối dễ và an toàn. Vào chính vụ, bà con các thôn trong xã đi hái lá cứ như đi... dân công hoả tuyến. Nhìn gương mặt bà con đi hái lá thấy ai cũng vui. Bà con vui là phải, vì nhờ việc hái lá giang mà họ có tiền để lo trang trải nợ nần, đầu tư cho con em đi học, mua sắm những thứ cần thiết cho cuộc sống. Có những gia đình thoát được đói, nghèo nhờ việc hái lá. Họ chỉ ước sao lá giang lúc nào cũng có người mua để có nguồn thu nhập ổn định. Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng ban Người cao tuổi thôn Tân Thắng, có lẽ vì yêu cây giang, mà nói hơi quá: Mấy năm vừa rồi trồng trọt mất mùa, nếu không có lá giang thì dân ở đây có khi chết đói!
Anh Nguyễn Tiến Hùng, chủ lò sấy Hùng Đa, ở thôn Tân Thắng, kể cho tôi nghe nhiều chuyện vui xung quanh lá giang. Anh bảo: Lá giang ở đây đã thực sự đổi đời cho không ít người dân anh ạ. Có người chẳng biết làm nương, làm ruộng, đói quanh năm, đi làm thuê cũng ít người mướn, vì người thuê thường kén chọn người làm. Vậy mà từ khi có lá giang, họ đã có của ăn, của để.
Theo ước tính của anh Hùng, lúc chính vụ, trung bình mỗi ngày có khoảng 250 người dân trong xã đi hái lá, bình quân mỗi người hái được 40kg, cộng vào đã có 10 tấn lá tươi, bán giá rẻ nhất 7 nghìnđ/kg cũng đã thu được số tiền tới 70 triệu đồng. Một năm trung bình thu hái 300 ngày, số tiền đạt 21 tỷ, chia ra 700 hộ, mỗi hộ có số thu tới 30 triệu đồng mỗi năm.
Hùng nhìn tôi, phấn khởi hỏi: Anh tính, làm cái gì ra một số tiền lớn như vậy ở cái đất Tân Thành này? Mà lại chẳng mất vốn mất lãi gì mới tuyệt chứ! Đó mới chỉ tính tiền bán lá. Còn cái khoản sấy lá cũng tạo việc làm cho khá nhiều lao động của địa phương. Như lò sấy của em đây, đầu tư ban đầu hết chừng 300 triệu, lúc chính vụ mỗi ngày sử dụng khoảng 20 lao động làm những công việc như kẹp, rút lá, đốt lò và phơi lá. Em trả công theo hai cách: trả theo sản phẩm ngày và theo tháng. Đốt lò yêu cầu kỹ thuật và thức đêm em trả 3 triệu/ tháng, cơm nuôi; rút, kẹp và phơi lá trả theo sản phẩm, người làm nhanh bình quân mỗi ngày đạt 100 nghìn, người làm chậm cũng đạt khoảng 80 nghìn. Số tiền thu được của các lao động làm việc tại các lò sấy cũng không phải nhỏ. Em tính sơ sơ 21 lò sấy, mỗi lò sử dụng bình quân 15 lao động, tiền công trung bình 100 nghìn đồng mỗi người/ ngày, cũng tính 300 ngày làm việc, thì một năm số thu đạt chừng 9 tỷ đồng nữa. Vị chi tất tần tật nguồn thu từ lá giang mỗi năm của xã Tân Thành đạt tới 30 tỷ đồng. Anh thấy có kỳ khôi không?
Tôi hỏi Hùng, khách hàng ở đâu thu mua lá giang khô? Anh cho biết, khách Đài Loan và Trung Quốc. Cứ khi nào số lượng lá khô đủ xe thì gọi cho họ đến lấy. Giá lá khô đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng dao động trong khoảng 20 nghìn đồng/kg. Hàng không bao giờ bị ế hoặc bị khách hàng trả lại.
Khi tôi hỏi bà Thảo, anh Hùng và cháu Minh (đều là người dân ở thôn Tân Thắng) về việc bảo vệ cây giang, họ có chung một ý kiến: Người dân nơi đây coi giang là loại cây xóa đói, giảm nghèo thiết thực nhất hiện nay. Vì vậy ai ai cũng muốn bảo vệ và phát triển rừng giang. Họ thấy phẫn nộ khi hiện nay vẫn còn một số người vì cái lợi trước mắt của bản thân đã khai thác giang theo lối chặt cây bán cho các xe chở về xuôi. Người dân mong muốn chính quyền địa phương có biện pháp chấm dứt tình trạng khai thác giang cây để bán, nhằm bảo vệ nguồn thu quý từ lá giang góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu chung của huyện, của tỉnh./.
Phơi lá giang.
Cái hay của việc thu hái lá giang là rất nhiều người có thể làm được. Từ trẻ em trên 10 tuổi cho đến các ông bà tuổi 60 vẫn có thể lên rừng hái được. Họ chỉ cần trèo lên búi cây, vít từng cây xuống để hái lá. Ưu điểm của cây giang là dẻo, mềm, mọc giống như giàn, lá mọc khá tập trung, nên khi thu hái tương đối dễ và an toàn. Vào chính vụ, bà con các thôn trong xã đi hái lá cứ như đi... dân công hoả tuyến. Nhìn gương mặt bà con đi hái lá thấy ai cũng vui. Bà con vui là phải, vì nhờ việc hái lá giang mà họ có tiền để lo trang trải nợ nần, đầu tư cho con em đi học, mua sắm những thứ cần thiết cho cuộc sống. Có những gia đình thoát được đói, nghèo nhờ việc hái lá. Họ chỉ ước sao lá giang lúc nào cũng có người mua để có nguồn thu nhập ổn định. Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng ban Người cao tuổi thôn Tân Thắng, có lẽ vì yêu cây giang, mà nói hơi quá: Mấy năm vừa rồi trồng trọt mất mùa, nếu không có lá giang thì dân ở đây có khi chết đói!
Anh Nguyễn Tiến Hùng, chủ lò sấy Hùng Đa, ở thôn Tân Thắng, kể cho tôi nghe nhiều chuyện vui xung quanh lá giang. Anh bảo: Lá giang ở đây đã thực sự đổi đời cho không ít người dân anh ạ. Có người chẳng biết làm nương, làm ruộng, đói quanh năm, đi làm thuê cũng ít người mướn, vì người thuê thường kén chọn người làm. Vậy mà từ khi có lá giang, họ đã có của ăn, của để.
Theo ước tính của anh Hùng, lúc chính vụ, trung bình mỗi ngày có khoảng 250 người dân trong xã đi hái lá, bình quân mỗi người hái được 40kg, cộng vào đã có 10 tấn lá tươi, bán giá rẻ nhất 7 nghìnđ/kg cũng đã thu được số tiền tới 70 triệu đồng. Một năm trung bình thu hái 300 ngày, số tiền đạt 21 tỷ, chia ra 700 hộ, mỗi hộ có số thu tới 30 triệu đồng mỗi năm.
Hùng nhìn tôi, phấn khởi hỏi: Anh tính, làm cái gì ra một số tiền lớn như vậy ở cái đất Tân Thành này? Mà lại chẳng mất vốn mất lãi gì mới tuyệt chứ! Đó mới chỉ tính tiền bán lá. Còn cái khoản sấy lá cũng tạo việc làm cho khá nhiều lao động của địa phương. Như lò sấy của em đây, đầu tư ban đầu hết chừng 300 triệu, lúc chính vụ mỗi ngày sử dụng khoảng 20 lao động làm những công việc như kẹp, rút lá, đốt lò và phơi lá. Em trả công theo hai cách: trả theo sản phẩm ngày và theo tháng. Đốt lò yêu cầu kỹ thuật và thức đêm em trả 3 triệu/ tháng, cơm nuôi; rút, kẹp và phơi lá trả theo sản phẩm, người làm nhanh bình quân mỗi ngày đạt 100 nghìn, người làm chậm cũng đạt khoảng 80 nghìn. Số tiền thu được của các lao động làm việc tại các lò sấy cũng không phải nhỏ. Em tính sơ sơ 21 lò sấy, mỗi lò sử dụng bình quân 15 lao động, tiền công trung bình 100 nghìn đồng mỗi người/ ngày, cũng tính 300 ngày làm việc, thì một năm số thu đạt chừng 9 tỷ đồng nữa. Vị chi tất tần tật nguồn thu từ lá giang mỗi năm của xã Tân Thành đạt tới 30 tỷ đồng. Anh thấy có kỳ khôi không?
Tôi hỏi Hùng, khách hàng ở đâu thu mua lá giang khô? Anh cho biết, khách Đài Loan và Trung Quốc. Cứ khi nào số lượng lá khô đủ xe thì gọi cho họ đến lấy. Giá lá khô đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng dao động trong khoảng 20 nghìn đồng/kg. Hàng không bao giờ bị ế hoặc bị khách hàng trả lại.
Khi tôi hỏi bà Thảo, anh Hùng và cháu Minh (đều là người dân ở thôn Tân Thắng) về việc bảo vệ cây giang, họ có chung một ý kiến: Người dân nơi đây coi giang là loại cây xóa đói, giảm nghèo thiết thực nhất hiện nay. Vì vậy ai ai cũng muốn bảo vệ và phát triển rừng giang. Họ thấy phẫn nộ khi hiện nay vẫn còn một số người vì cái lợi trước mắt của bản thân đã khai thác giang theo lối chặt cây bán cho các xe chở về xuôi. Người dân mong muốn chính quyền địa phương có biện pháp chấm dứt tình trạng khai thác giang cây để bán, nhằm bảo vệ nguồn thu quý từ lá giang góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu chung của huyện, của tỉnh./.
TRẦN KHÁNH AN (baohagiang.vn)