Làm cách mạng cho "nông thức"
- Thứ bảy - 06/07/2013 22:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Câu trả lời, theo người viết là: Nghiêm túc đưa vào chương trình giáo dục con em họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và 10 - 15 năm nữa sẽ có những cánh đồng mẫu lớn như mong muốn, với những tiêu chí kỹ thuật nâng cao giá trị cho sản phẩm trồng và canh tác.
Công cụ để thực hiện câu trả lời là khuyến khích các ngành học có liên quan nông nghiệp, tài trợ học bổng cho các em đi nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, liên tục tổ chức cuộc thi thực hành sản xuất tốt, sử dụng ngân sách quốc gia làm giải thưởng trên chính nơi gia đình các em canh tác.
GS-TS, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân là một trong số ít nhà khoa học dành tâm huyết cho ngành lúa gạo Việt Nam |
Tóm lại, phải dành cho nông nghiệp ngân sách để làm cuộc "cách mạng nông thức". Làm thế nào để ngày càng có nhiều "Võ Tòng Xuân" trong tương lai. GS-TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này.
Xã hội càng phát triển, giới trẻ được học hành ngày càng xa rời ruộng đồng, bởi ai cũng muốn thoát khỏi cái nghề nông vất vả. Phải mạnh dạn đầu tư để có nhiều "tỷ phú nông dân" thì ngành nông nghiệp nói chung, lúa gạo nói riêng của Việt Nam mới thay đổi được.
Điều cần thay đổi đầu tiên là tư duy của những người hoạch định vĩ mô, từ cấp trung đến cấp cao. Họ phải tự, và xã hội phải tìm ra cách đánh thức cách nhìn, đánh thức cách nghĩ, đánh thức trách nhiệm, đánh thức tính tự giác, đánh thức lòng tự trọng của chính họ. Thái Lan đã làm được điều này.
Chính phủ cần nghiêm túc dành ngân sách để cải tạo và đầu tư cho nông nghiệp.